7 cách phòng ngừa bệnh trĩ được bác sĩ chia sẻ

Cách phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả? Trong dân gian lưu truyền một câu nói khá nổi tiếng “thập nhân cửu trĩ”, tức là 10 người thì có khoảng 9 người mắc bệnh trĩ. 

Thực tế cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác con số như vậy, nhưng quả thật, bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến ở Việt Nam. Đối tượng bị trĩ cũng phổ biến, không trừ một ai, từ người già, trẻ nhỏ đến nam thanh nữ tú,... ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Khi mắc phải căn bệnh trĩ dai dẳng này, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu, nặng nề. Đồng thời, nếu không đi thăm khám, điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, khi đó, hậu quả thật khó lường.

7 cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả

7 cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả là những cách nào? Có thể nói, bao giờ việc phòng ngừa bệnh cũng quan trọng và hiệu quả hơn việc bệnh rồi mới tá hỏa đi điều trị.

Vậy, có những cách phòng chống bệnh trĩ nào đơn giản và hiệu quả nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp rõ ràng, cụ thể và chi tiết về vấn đề trên.

1. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và khoa học

Một trong những cách phòng ngừa hàng đầu để không mắc phải căn bệnh trĩ, đó chính là cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng hợp lý.

Cần ăn uống đủ chất, đúng bữa, tránh ăn uống qua loa, không đúng giờ sẽ khiến cho đường ruột hoạt động bất thường, thức ăn khó tiêu, từ đó gây nên tình trạng táo bón và trĩ.

  • Những thực phẩm có ích trong việc phòng ngừa trĩ như là diếp cá, rau lang, rau mồng tơi, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, súp lơ xanh,...

Đây đều là các loại rau củ quả có tác dụng nhuận tràng, giúp cơ thể giải nhiệt tốt và cách chế biến hiệu quả nhất chính là hấp, luộc hoặc nấu canh.

Tuyệt đối không nên chiên hay xào rán vì có nhiều dầu mỡ, người bệnh ăn vào sẽ rất khó tiêu.

  • Nên ăn những món ăn có nhiều chất xơ để vừa ngăn ngừa bệnh táo bón lại giúp mềm phân, có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Bổ sung hoặc ăn các món ăn đó từ từ nếu không muốn hậu quả là sẽ bị đầy hơi.

Chất xơ thường có rất nhiều trong các thực phẩm như bột ngũ cốc, ngô, cà rốt, súp lơ xanh, bí đỏ, quả bơ, lê, cam, táo, rau chân vịt,...

Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu quá nhiều chất xơ thì tốt nhất bạn nên tìm đến một vị bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn.

  • Nên uống thật nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày), bao gồm cả nước canh, nước hoa quả.

Vì nước có tác dụng rất lớn trong việc thanh lọc cơ thế, hỗ trợ trao đổi chất và giúp làm mềm phân, từ đó đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn.

Nhưng cũng cần uống nước đúng cách, uống dải đều trong ngày và không nên để cơ thể mình mất nước trong tình trạng quá lâu.

Khi ngủ dậy, cần phải bổ sung nước sau một đêm dài nhưng trước khi đi ngủ chỉ nên uống một ít nước để tránh đi vệ sinh vào ban đêm.

Không nên:

  • Tuyệt đối nên tránh những món ăn cay nóng, có nhiều ớt, tiêu,... và các đồ uống có cồn, nhiều chất kích thích như cà phê, bia, rượu, chè,...
  • Hạn chế ăn mặn vì muối là gia vị có khuynh hướng giữ nước trong cơ thể, khiến cho các mạch máu và tế bào căng phồng lên, tăng khả năng gây bệnh cao hơn.
  • Ngoài ra, nên cung cấp cho cơ thể thêm nhiều thực phẩm giúp dễ tiêu hóa tốt, tăng khả năng miễn dịch cao như sữa chua.

Xem thêm: Thuốc và cách giảm đau trĩ giúp người bệnh dễ chịu hơn

2. Cách phòng tránh bệnh trĩ – Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn đúng giờ

Mỗi người nên hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ, nhất là vào mỗi buổi sáng sớm khi thức dậy.

Bởi điều này rất tốt và có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ.

Đồng thời, thói quen và hành động ấy sẽ cơ thể con người luyện phản xạ có điều kiện, không gây rối loạn nhu động ruột.

Không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu dù trong bất lỳ trường hợp nào vì sẽ là tác nhân gây ra bệnh táo bón, bệnh trĩ.

Nếu bạn có thói quen nghịch điện thoại, đọc báo,... hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu hay đi đại tiện phải dùng lực quá sức thì đều phải thay đổi bởi đó là thói quen không tốt.

3. Cách phòng ngừa bệnh trĩ - Ngồi đúng tư thế khi làm việc

Ít ai biết rằng, ngồi đúng tư thế khi làm việc cũng là một trong những cách chống ngừa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.

Do đó, khi làm việc tại văn phòng nên ngồi trên ghế đệm để giảm áp lực cho trĩ và không nên ngồi xổm.

Tuy nhiên, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu vì điều đó sẽ gây áp lực lên các nhóm cơ và cơ quan trong cơ thể rồi làm tăng áp lực xoang bụng, gây bất lợi, khó khăn khi đi đại tiện, táo bón.

4. Vận động thường xuyên, siêng năng tập thể dục tại nhà

Ai ai cũng biết, vận động chính là cách giúp con người trao đổi chất trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả nhất.

Do đó, nếu thường xuyên tập thể dục đều đặn hàng ngày với một hoặc nhiều môn thể thao, luân phiên nhau thay đổi cho phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, ngồi yoga… thì rất tốt để đề phòng bệnh trĩ.

Đơn giản hơn, mọi người có thể dành một chút thời gian trong ngày, từ khoảng 20-30 phút để tập các bài aerobic. Điều đó sẽ giúp tăng nhu động ruột và đi vệ sinh được dễ dàng hơn.

Đặc biệt, nên hạn chế các công việc nặng nhọc và tránh khiêng vác nặng, tác động mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng đột ngột, dẫn đến bị bệnh trĩ.

5. Cách ngăn ngừa bệnh trĩ - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng hậu môn

Hậu môn hay trực tràng,... đều là những nơi có nhiều vi khuẩn và dễ gây ra viêm nhiễm tuyến mỡ ra hoặc mồ hôi xung quanh, rồi sinh ra phù thũng, mụn nhọt.

Do đó, sau khi đi đại tiện xong thì cần phải dùng các loại xà phòng ít tính acid để vệ sinh sạch sẽ nhất là vùng hậu môn hoặc có thể dùng nước ấm làm sạch.

Đồng thời, nên sử dụng giấy mềm mại, thơm tho để tránh làm tổn thương hậu môn.

Đối với nữ giới, do âm đạo gần kề ngay với hậu môn mà chất bài tiết ở âm đạo khá nhiều, có thể kích thích vùng da xung quanh gây nên bệnh trĩ.

Vì vậy, các bạn nữ không chỉ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng cơ quan tế nhị này mà nên thay quần lót thường xuyên, để đẩy lùi bệnh trĩ.

6. Cách phòng chống bệnh trĩ - Chịu khó vận động khi mang thai, bầu bí

Trong thời kỳ mang thai, thường thì phụ nữ sẽ hoạt động khá ít làm cho chức năng dạ dày đường ruột yếu hơn,... dẫn đến táo bón rồi bệnh trĩ.

Do đó, các bà bầu vẫn nên tăng cường các hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp.

Đồng thời tránh ngồi hay đứng quá lâu và luôn chú ý để giữ cho đại tiện được thông suốt.

Nhớ sau mỗi lần, đại tiện xong nên dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ để tăng tuần hoàn máu.

7. Dùng thuốc phòng bệnh, ngăn ngừa từ bệnh táo bón

Có những bệnh nhân do cơ địa thường xuyên nóng trong người, dễ bị táo bón hoặc bị hẹp hậu môn thì vẫn nên uống thuốc để phòng bệnh.

Mọi người có thể mua hoặc sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng tại các cửa hàng, siêu thị, nhà thuốc ở khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì có thể gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nhiều loại thuốc nên nếu chưa biết mình phù hợp với loại nào thì bạn nên cần đến sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc nhuận tràng phù hợp.

Mong rằng với những thông tin thú vị, bổ ích mà trong bài viết trên đã giải đáp, hướng dẫn một số cách phòng ngừa bệnh trĩ thì mọi người sẽ có thêm thật nhiều kiến thức mới mẻ.

Để từ đó, sẽ biết cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Tin liên quan:

- Cần làm gì nếu bị đau sau khi cắt trĩ? Cách khắc phục

Bệnh trĩ có nên cắt không? Cắt trĩ bao lâu khỏi?

Bệnh trĩ có gây ung thư không?

Không chỉ thắc mắc cách phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh còn rất quan tâm đến việc bệnh trĩ có gây ung thư không. Đối với vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, hiện công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:

Tại Việt Nam thường có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhiều hơn những nước Âu Mỹ. Hầu hết bệnh nhân bị trĩ đều chịu đựng trong một thời gian rất lâu dài trước khi tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa”.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng cho biết, tùy thuộc vị trí của búi trĩ, người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội.

Trĩ ngoại (nằm bên ngoài hậu môn) phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Chúng thường không đau. Tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.

Trĩ nội (nằm phía trong hậu môn) thường không đau; chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong (búi trĩ bị nghẹt).

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ. Và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi mà làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng cho biết: “Nhiều bệnh nhân thường hỏi bác sĩ, trĩ có gây ung thư không? Hiện nay, bệnh ung thư và bệnh trĩ không có mối liên quan. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện ra máu rất giống bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa khác”.

7 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ an toàn, uy tín Hà Nội

Như vậy, ngoài 7 cách phòng ngừa bệnh trĩ, nội dung dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người 7 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ an toàn, uy tín Hà Nội. Đây là những địa chỉ chuyên hậu môn – trực tràng nhận được nhiều cảm tình của bệnh nhân, sự đánh giá cao của giới chuyên môn.

1. Bệnh viên Hữu nghị Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong số ít đơn vị y tế có chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng riêng (Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn). Hiện tại, chuyên khoa đã tiến hành thăm khám và điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật tiên tiến, hiện đại, an toàn, ít gây đau đớn.

Bệnh viện hữu nghị Việt Đức có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ, có chuyên môn. Họ từng có thời gian tu nghiệp nước ngoài, biết áp dụng khoa học kỹ thuật tân tiến vào điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

  • Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2. Bệnh viện Bạch Mai

Là một trong những đơn vị y tế thuốc tuyến đầu tại khu vực Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai có nhiều chuyên khoa khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh của nhân dân. Với những bệnh nhân bị trĩ, bạn có thể đăng ký và khám trực tiếp tại khoa Tiêu hóa – Gan mật – Hậu môn Trực tràng.

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đơn vị cũng thường xuyên cập nhật và học hỏi và cập nhật các phương pháp điều trị bệnh trĩ tiến tiến nhất. Hiện tại, bệnh viên Bạch Mai có điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp như sau:

  • Cắt trĩ Longo
  • Phương pháp phẫu thuật búi trĩ PPH
  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
  • Địa chỉ: số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: sáng từ 6h30 – 12h00; chiều từ 13h30 – 18h00

3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa tuyến cuối do Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý. Bệnh viên quy tụ đội ngũ y – bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, chuyên tiến hành thăm khám và điều trị cho mọi đối tượng bệnh nhân.

Trong nhiều năm thành lập và phát triển, đơn vị đã tiến hành điều trị thành công nhiều ca bệnh trĩ, bằng cả điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Bạn có thể đăng ký khám bệnh để được tư vấn và chỉ định phương pháp trị bệnh phù hợp.

  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7: 7h00 – 17h30
  • Địa chỉ: Số 1 – Đường Trần Hưng Đạo – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

4. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện đa khoa, thuộc trường Đại học Y dược Hà Nội. Là một trong những bệnh viện thuộc tuyến đầu cả nước, đơn vị sở hữu nhiều chuyên khoa để đáp ứng tối đa nhu cầu khám – chữa bệnh của người dân.

Bên cạnh đó, bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội cũng quy tụ đội ngũ bác sĩ có học hàm cao, đang công tác khám – chữa và giảng dạy tại các trường Đại học Y lớn trên thành phố.

Hiện tại, bệnh viên có cung cấp dịch vụ thăm khám và chữa trĩ theo các phương pháp tiên tiến, hiện đại như:

  • Phẫu thuật Ferguson, Sulivan, Milligan-Morgan
  • Phẫu thuật Longo
  • Thời gian làm việc: T2 – T6: Sáng 6h00 – 12h00, Chiều 13h30 – 16h30; T7: 6h30 – 12h00; Chủ nhật: 7h30 – 12h00
  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội

5. Bệnh viện Việt Pháp

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội tiền thân là Bệnh viện Quốc tế Việt Nam liên doanh với công ty IMC cả Úc và Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, về sau tách ra, đổi tên thành Bệnh viện Việt Pháp và đổi hình thức kinh doanh với 100% vốn đầu tư của nước ngoài. 

Đây là bệnh viện đầu tiên tại khu vực Hà Nội đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, đơn vị sở hữu nhiều chuyên khoa và các hình thức khám – chữa bệnh vô cùng đa dạng.

Với bệnh nhân bị trĩ, đây có thể được xem là một trong những địa chỉ khám – chữa bệnh đáng tin cậy. Bệnh viện chú trọng vận dụng, đổi mới và thường xuyên cập nhật các phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất.

  • Địa chỉ:Số 1, Đường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

6. Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là cơ sở khám – chữa bệnh tư nhân, chuyên tiến hành thăm khám các vấn đề sức khỏe như: phụ khoa, nam khoa, hậu môn trực tràng,...

Phòng khám có cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, không gian khám – chữa bệnh vô trùng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chú trọng trang bị thiết bị vật tư đến từ quốc gia hiện đại nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả khi tiến hành thăm khám và chữa trị bệnh.

Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chữa bệnh trĩ vô cùng hùng hậu, nhiều năm kinh nghiệm, trình độ cao, chuyên môn giỏi như: Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. Tiến sĩ – Bác sĩ Trịnh Tùng – Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương,...

  • Địa chỉ: Số 193c1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

7. Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc

Mặc dù còn khá trẻ (chính thức đi vào hoạt động năm 2011), Bệnh viện Thu Cúc đã phát triển nhanh chóng và tạo dựng được thương hiệu lớn mạnh. Đơn vị chuyên hợp tác với nhiều bệnh viện lớn, uy tín trên thế giới như Nhật Bản, Singapore.

Ngoài ra, bệnh viện cũng quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như: Bệnh viện E, bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, thường xuyên cập nhật và nắm bắt các xu hướng khám – chữa bệnh mới.

Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh trĩ tại đây, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết cách phòng ngừa bệnh trĩ sao cho hiệu quả, tránh để bệnh diễn biến nặng, tái phát lại. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng bất thường của bệnh trĩ, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí .

Các tìm kiếm liên quan đến cách phòng ngừa bệnh trĩ

cách phòng bệnh trĩ tại nhà

cách chữa bệnh trĩ

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ nội

nguyên nhân bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

dấu hiệu bệnh trĩ