Thuốc và cách giảm đau trĩ giúp người bệnh dễ chịu hơn

Giảm đau trĩ bằng cách nào? Khi búi trĩ sưng to, người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, ám ảnh, nhất là khi đại tiện. Những cơn đau này có thể hết ngay tức thì, nhưng có khi kéo dài vài giờ. Ngoài thuốc kê đơn từ bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau ngay tại nhà nhanh chóng, đơn giản.

Tại sao cần tìm cách giảm đau trĩ ngay?

Tại sao cần tìm cách giảm đau trĩ ngay? Trĩ là bệnh lý đứng đầu trong danh sách những bệnh liên quan trực tiếp đến hậu môn – trực tràng. Trĩ hình thành do tổn thương của tĩnh mạch vùng hậu môn. Sự tổn thương này xảy ra do vùng hậu môn bị chèn ép qua một thời gian dài, hình thành lên búi trĩ.

  • Bệnh trĩ nếu không được hỗ trợ và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, gây ra những cơn đau đớn khó chịu cho bệnh nhân.
  • Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ, mà cơn đau này có thể kéo dài chỉ trong vài phút. Nhưng nó cũng có thể kéo dài hàng giờ và có thể lặp lại liên tục nhiều lần trong ngày do sự chèn ép của búi trĩ.
  • Các cơn đau do trĩ gây ra khiến người bệnh khó chịu, mất tập trung công việc, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
  • Người bệnh e ngại khi “gần gũi” bạn tình, thậm chí không muốn quan hệ tình dục vì búi trĩ sa ra ngoài gây đau đớn, ẩm ướt, hôi hám,...

Hướng dẫn cách giảm đau trĩ nhanh chóng, an toàn

Cách giảm đau trĩ nhanh chóng, an toàn là như thế nào? Trĩ còn được biết tới với tên gọi là lòi dom – một căn bệnh không xa lạ gì với cuộc sống hiện đại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ như ít vận động, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, táo bón, nhịn đi cầu,... những nguyên nhân này gia tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến tĩnh mạch bị sưng phồng, đi ngoài ra máu, ngứa rát hậu môn,...

Cơn đau do bệnh trĩ gây ra có thể trở nên dữ dội hơn khi búi trĩ sa ra ngoài hoặc sau khi đi cầu. Để đối phó với tình trạng này, một số người sử dụng các mẹo tự nhiên được truyền miệng trong dân gian. Số còn lại lựa chọn giải pháp thận trọng hơn là đi khám và dùng thuốc chữa đau trĩ do bác sĩ kê đơn.

1. Mẹo giảm đau khi bị trĩ bằng cách thay đổi thói quen

Mẹo giảm đau trĩ tại nhà bằng cách thay đổi thói quen là như thế nào? Mặc dù không thể giúp chữa khỏi bệnh trĩ triệt để, nhưng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống,... có thể giúp người bệnh giảm đau trĩ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Nằm kê chân lên cao

Búi trĩ sưng lên do trọng lực cơ thể đè nén quá mức xuống khu vực hậu môn trực tràng. Việc giải phóng được áp lực này có thể giúp giảm đau.

Mỗi khi bệnh trĩ gây đau, bạn có thể nằm nghỉ ngơi trên giường. Giữ cơ thể nằm ở tư thế ngửa và đưa chân lên cao bằng cách sử dụng một chiếc gối kê ở dưới. Nằm như vậy khoảng 30 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm, khí huyết ở vùng lưng cũng được lưu thông tốt hơn.

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm 

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để giảm đau bệnh trĩ nhanh nhất mà không dùng thuốc thì hãy lưu tâm đến gợi ý này. Việc tắm và ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp xoa dịu cơn đau trĩ tức thời.

Bạn có thể ở trong bồn tắm khoảng 15 phút hoặc lâu hơn. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, nếu trong nhà bạn không có bồn tắm thì chúng ta có thể thay thế bằng chậu cũng được. Khi dùng chậu chú ý đổ nước ngập cho đến hông để hậu môn luôn được giữ trong nước.

  • Chườm đá vào hậu môn giảm đau trĩ

Chườm đá là liệu pháp sử dụng dụng nhiệt lạnh được sử dụng rộng rãi để điều trị các chứng đau do chấn thương, đau nhức xương khớp và cả tình trạng sưng đau do bệnh trĩ. 

Bạn có thể quấn một ít cục nước đá trong miếng vải mềm hoặc cho nước lạnh vào bao cao su. Áp chúng lên hậu môn trong khoảng 10 phút. Ban đầu khu vực hậu môn của bạn sẽ có cảm giác lạnh rồi dần dần trở nên tê buốt khiến cơn đau bị dập tắt. Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày.

Lưu ý khi chườm lạnh:

- Bạn không nên áp cục đá trực tiếp vào hậu môn sẽ gây tổn thương da do quá lạnh

- Khoảng cách giữa các lần chườm lạnh nên cách nhau ít nhất 20 phút

- Không lên chườm lạnh khi hậu môn và búi trĩ có biểu hiện lở loét, hoại tử

- Có thể thay thế nước đá bằng cách chườm khăn lạnh hay áp một cái thìa bằng nhôm đã được làm lạnh vào hậu môn. 

  • Vệ sinh hậu môn đúng cách sau khi đi cầu

Tưởng chừng như không mấy liên quan nhưng việc vệ sinh hậu môn đúng cách, đặc biệt là sau mỗi lần đi cầu cũng có thể giúp bạn tránh được cơn đau trĩ.

Nên nhớ rằng, khi bị trĩ hậu môn rất khó được làm sạch. Phân có thể được giữ lại trong các khe của búi trĩ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây sưng đau nặng hơn. Thêm vào đó, việc sử dụng khăn giấy kém chất lượng để lau chìu cũng là khiến búi trĩ bị kích ứng và gia tăng mức độ đau.

Chỉ cần chú trọng một chút đến thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu và tránh được cơn đau khó chịu. Những gì bạn có thể làm là:

- Dùng nước lạnh hoặc nước ấm để rửa hậu môn. Tránh dùng xà phòng vì chất tẩy có thể khiến hậu môn bị kích ứng.

- Sau khi rửa hậu môn xong, dùng khăn giấy mềm, không chứa hương liệu nhẹ nhàng thấm khô vùng kín. Tuyệt đối không được lau chùi mạnh hoặc sử dụng khăn giấy cứng, kém chất lượng.

- Ngoài những lúc đi cầu, bạn nên rửa hậu môn thêm 2 -3 lần nữa, trong đó ít nhất phải có một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ hậu môn khỏi sự tấn công của vi khuẩn vào ban đêm và ngăn ngừa tình trạng sưng đau trĩ.

  • Bấm huyệt giảm đau trĩ

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng tay tạo ra kích thích vật lý lên các huyệt đạo trong cơ thể. Phương pháp này có tác dụng đả thông kinh mạch, khắc phục tình trạng ứ trệ máu ở các tĩnh mạch trĩ, qua đó giảm sưng và đau do bệnh trĩ gây ra.

Để chữa đau trĩ, bạn có thể tác động vào 3 huyệt đạo sau:

- Huyệt bách hội: Nằm ở giữa đỉnh đầu

- Huyệt thừa sơn: Huyệt này nằm ngay khe của hai cơ bắp sinh đôi nằm ở bắp chân

- Huyệt túc tam lý: Nằm cách hõm ngoài của đầu gối 3 thốn ( khoảng 1 bàn tay)

Khi thực hiện, bạn dùng ngón trỏ hoặc ngón cái lần lượt ấn và day nhẹ vào các vị trí huyệt đạo ở trên. Giữ trong 10 giây rồi thả ra, thực hiện vài lần liên tiếp để giảm đau và đẩy lùi bệnh trĩ.

Tin liên quan:

- Thuốc và cách giảm đau trĩ giúp người bệnh dễ chịu hơn

7 cách phòng ngừa bệnh trĩ được bác sĩ chia sẻ

- Cần làm gì nếu bị đau sau khi cắt trĩ? Cách khắc phục

- Bệnh trĩ có nên cắt không? Cắt trĩ bao lâu khỏi?

2. Thuốc giảm đau trĩ từ thảo dược thiên nhiên

Thuốc giảm đau trĩ từ thảo dược thiên nhiên hay còn gọi là phương pháp dân gian. Đây là cách chữa an toàn, lành tính, được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau sử dụng như bài thuốc lá trầu không, lá lốt, củ nghệ, rau diếp cá,...

  • Cách chữa đau trĩ bằng lá trầu không

Bạn dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, đem nấu với nước tương tự như nấu trà. Đun sôi khoảng 10 phút nước trong nồi sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Bạn tắt bếp, gạn nước ra một cái chậu nhỏ, chờ cho nguội rồi ngồi vào ngâm hậu môn.

Thực hiện mỗi lần 15 phút x 2 – 3 lần/ngày. Tinh dầu tiết ra từ lá trầu có thể giúp se búi trĩ, giảm đau, diệt khuẩn nhờ có đặc tính kháng sinh.

  • Ăn và đắp lá bỏng giảm đau cho người bị trĩ

Theo y học cổ truyền, lá bỏng có tác dụng tiêu thũng, kháng viêm, giảm đau. Để đạt được hiệu quả này, bạn hãy hái lá bỏng ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần ăn 4 lá.

Bên cạnh đó, kết hợp giã 2 lá bỏng đắp vào hậu môn trước khi đi ngủ. Để qua đêm sáng hôm sau mới rửa sạch lại.

  • Trị đau trĩ tại nhà bằng lá lốt

Là lốt là phương thuốc chữa bệnh trĩ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền nhờ tác dụng kháng viêm, giảm đau. 

Bạn có thể lấy lá lốt nấu nước xông và ngâm hậu môn mỗi ngày một lần. Để tăng hiệu quả, nhiều người còn cho thêm một số nguyên liệu khác vào nồi nước nấu như ngải cứu, lá sung hay củ nghệ vàng tươi hay lá cúc tần. 

  • Giảm đau trĩ bằng nghệ

Nghệ được xem là một loại gia vị có tính kháng sinh. Vì thế, bạn có thể dùng nguyên liệu tự nhiên này để chữa lành trĩ bằng cách:

Trộn dầu mù tạt với một ít bột nghệ. Sau đó, nhỏ vào hỗn hợp vài giọt nước hành. Tiếp đến, trộn đều hỗn hợp lại và bôi hỗn hợp trên vào vùng trĩ

Bạn sẽ giảm đau và giảm sưng viêm. Bôi hỗn hợp thường xuyên sẽ giúp giảm trĩ hiệu quả.

  • Giảm đau búi trĩ bằng vỏ lựu

Lựu rất tốt cho sức khỏe và bạn không nên bỏ qua loại quả này để chữa bệnh trĩ. Bạn có thể thực hiện như sau:

Xay 1 tách vỏ lựu. Đổ thêm nước nóng vào cốc vỏ lựu đã xay, sau đó chờ hỗn hợp nguội. Uống nước này 2 lần/ngày để có kết quả tốt.

  • Giảm đau trĩ bằng cách xông lá diếp cá

Lấy 100g rau diếp cá để cả cọng và vài cọng hẹ, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút. Đổ nước ra bô và xông. Khi nước nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng bị trĩ, dùng khăn khô, mềm thấm sạch.

Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá và uống hàng ngày hoặc ăn sống rau diếp cá với các loại thức ăn khác.

  • Giảm đau búi trĩ bằng sữa dê

Một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà là dùng sữa dê. Đây là biện pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.

Cho 10g bột mù tạt vào 10 thìa súp sữa dê. Uống hỗn hợp này mỗi ngày trước khi dùng bữa sáng sẽ giúp làm giảm đau và viêm rất hiệu quả.

  • Giảm đau do búi trĩ gây ra bằng hành tím 

Hành được biết đến với khả năng giảm kích thích thần kinh nên có thể giúp bạn giảm đau khi bị trĩ rất tốt.

Cách thực hiện: Thêm 3 thìa súp đường vào 1 thìa súp hành tím. Thêm vào 3 muỗng lớn đường. Ăn hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày.

Thường xuyên ăn hỗn hợp trên sẽ giúp bạn kiểm soát chảy máu do trĩ, giảm kích thích và sự khó chịu.

  • Giảm đau trĩ bằng nước cây phỉ

Đây là một biện pháp trị trĩ tự nhiên và an toàn cho nhiều người. Đầu tiên, làm ướt mảnh vải trong nước lạnh và vắt khô. Thê nước cây phỉ lên mảnh vải đó rồi đặt trực tiếp vào vùng trĩ để giảm đau.

Bạn cũng có thể dùng nước cây phỉ bôi trực tiếp lên vùng trĩ hoặc rửa vùng hậu môn cũng giúp giảm sưng.

  • Giảm đau búi trĩ bằng gừng

Đây cũng là một gia vị thường thấy trong nhà bếp và có thể là cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi từ lâu.

Cách thực hiện: Lấy một ít nước cốt gừng. Trộn chung với một ít nước bạc hà và nước chanh thêm mật ong vào. Uống hỗn hợp này mỗi ngày.

Sử dụng hỗn hợp tự nhiên này mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau và giảm triệu chứng trĩ sau sinh.

  • Giảm đau búi trĩ từ củ cải đỏ và mật ong

Mật ong là một nguyên liệu phổ biến có thể sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Bạn cũng có thể điều trị trĩ bằng cách bôi mật ong trực tiếp lên nơi bị trĩ.

Cách thực hiện: Cho một ít mật ong trộn cùng một ít nước ép củ cải đỏ. Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị trĩ.

3. Cách giảm đau bệnh trĩ bằng tây y có tốt không?

Cách giảm đau trĩ bằng tây y có tốt không? Trường hợp trĩ gây đau nặng, áp dụng các biện pháp tự nhiên không đạt được hiệu quả như ý, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được kê đơn một số loại kem hay thuốc giảm đau dưới đây:

  • Kem Preparation H: Loại thuốc này có tác dụng gây tê hậu môn, làm co mạch máu khiến búi trĩ teo lại và bớt đau. 
  • Trimebutin (Proctolog): Thuốc được điều chế dưới dạng viên đạn đặt hậu môn hoặc thuốc mỡ. Sau khoảng 15 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng giảm đau bằng cách chống lại hiện tượng co thắt ở cơ vòng của hậu môn, giải phóng áp lực chèn ép lên các tổ chức bị tổn thương.
  • Dibucain: Đây là thuốc phong bế thần kinh có tác dụng tại chỗ. Dibucain giúp phong bế đầu mút của các dây thần kinh cảm giác đau nằm ở khu vực hậu môn. Qua đó, ngăn chặn không cho chúng phát tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương. Bạn có thể bôi thuốc mỡ Dibucain hoặc đặt thuốc dạng viên đạn 2 lần/ngày.
  • Pramoxine: Thuốc giảm đau trĩ bằng cách gây tê vùng hậu môn.
  • Thuốc giảm đau theo đường uống: Bao gồm một số loại như Acetaminophen ( liều 650-1000 mg sau mỗi 4-6 tiếng ), Ibuprofen ( liều 800 mg, uống không quá 4 lần/ngày) hoặc Aspirin ( liều dùng 325-650 mg, uống lại sau 4 tiếng nếu trĩ tiếp tục gây đau)
  • Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm đau gián tiếp sau khi uống thuốc khoảng 3 – 4 giờ thông qua cơ chế chống viêm, giảm sưng búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: Giúp tránh được tình trạng táo bón, giảm căng tức khi phân đi qua hậu môn. Qua đó giúp ngăn ngừa đau trĩ sau khi đi cầu.
  • Thuốc co mạch: Những loại thuốc co mạch có khả năng thắt chặt những mạch máu, tác động và thu nhỏ mô mạch, cải thiện tình trạng sa búi trĩ và triệu chứng chảy máu. Những loại thuốc co mạch thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ gồm: Thuốc đạn Medicone, Phenylephrine, trĩ đạn gây mê Tronolane, thuốc mỡ bôi ngoài.
  • Thuốc giảm ngứa: Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hậu môn, các bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc giảm ngứa bao gồm những loại thuốc có chứa hydrocortisone. Cụ thể như: Thuốc mỡ, kem Cortizone-10… Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có hiệu quả trong việc giảm ngứa tạm thời.
  • Dược chất bảo vệ: Dầu khoáng, tinh bột, lanolin, glycerlin, oxit kẽm và một số dược chất bảo vệ khác có khả năng bảo vệ tốt thành mạch hậu môn, chống lại tình trạng viêm nhiễm, tình trạng lỡ loét và thúc đẩy quá trình làm lành vùng da xung quanh hậu môn.
  • Thuốc gây tê giảm đau: Những loại thuốc gây tê giảm đau có tác dụng gây tê cục bộ, cảm thiện tình trạng đau các dây thần kinh. Những loại thuốc gây tê giảm đau thường được bác sĩ dùng trong điều trị bệnh trĩ bao gồm: Thuốc trĩ mỡ Americane, thuốc trĩ nhét vào hậu môn Pramoxin, kem trĩ gây mê Tronolane, lanacane, medicone, nupercaia,...
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh trĩ có tác dụng giảm đau, chống khuẩn và kháng viêm. Khi điều trị bệnh trĩ, các bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc kháng sinh bao gồm những loại thuốc: Ibuprofen ( Advil, Motrin), Aspirin (Asreiptin, Bayer), Acetaminophen,...

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết có những cách và thuốc giảm đau trĩ nào hiệu quả, tốt nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà áp dụng biện pháp điều trị thích hợp. Nếu các biện pháp tự nhiên, thuốc tây y không giúp triệu chứng trĩ thuyên giảm, người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến giảm đau trĩ

giảm đau trĩ nhanh

thuốc giảm đau trĩ cấp tốc

cách giảm đau trĩ tức thời

cách giảm đau trĩ sau sinh

cách giảm sưng búi trĩ

trĩ sưng đau

cách giảm đau trĩ tại nhà

cách làm giảm sưng đau búi trĩ