12 phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả giai đoạn đầu

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nào hiệu quả ở giai đoạn đầu? Với thủ thuật và bài thuốc đơn giản tại nhà, bệnh trĩ ở mức độ nhẹ có thể nhanh chóng được chữa khỏi. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cách thực hiện và kiên trì điều trị đều đặn mỗi ngày. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ 12 bí kíp chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu ngay tại nhà, đơn giản, hiệu quả cao.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu sớm sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp. Bệnh trĩ được chia thành 4 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng.

Trong đó, trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại bệnh thường gặp nhất. Biểu hiện của mỗi loại bệnh trĩ giai đoạn đầu cũng rất khác nhau:

  • Bệnh trĩ nội: Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy vệt máu ở giấy vệ sinh, máu chảy không nhiều. Nhưng về sau, khi bệnh tiến triển nặng hơn (sang cấp độ 2, 3 hoặc 4) thì máu chảy nhiều hơn, chảy thành giọt hoặc chảy phun thành tia. Đây là nguyên nhân vì sao người bị bệnh trĩ thường hay bị thiếu máu, da xanh tái hoặc bị suy nhược cơ thể.
  • Bệnh trĩ ngoại: Xuất hiện máu và có các nốt nhỏ, căng bóng tại khu vực lỗ hậu môn (các búi trĩ ngoại). Búi trĩ ngoại ban đầu có kích thước nhỏ, sau sẽ to dần lên gây sự khó chịu, vướng víu cho người bệnh.

Ngoài ra, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có một số dấu hiệu chung khác như:

  • Sưng tấy hậu môn: Sưng tấy hậu môn có thể xảy ra ở rìa hậu môn hoặc bên trong ống hậu môn, gây cảm giác khó chịu, đau rát cho người bệnh.
  • Có dịch nhầy xuất hiện: Khi đi đại tiện người bệnh đi đại tiện thấy có dịch nhầy nhưng không nhiều. Sau đó có thể dịch nhầy tăng dần theo tình trạng bệnh.

12 phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất ngay tại nhà

12 phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất ngay tại nhà của bạn là những phương pháp nào? Bệnh trĩ giai đoạn đầu đa phần không có biểu hiện rõ ràng. Đôi khi người bệnh lầm tưởng đó là một bệnh lý khác.

Người bệnh có thể phát hiện bệnh lý nếu quan sát rõ ở vùng hậu môn với các biểu hiện như: rò rỉ phân, đau rát nhẹ khi đi đại tiện, ngứa ngáy khó chịu, bị sưng ngay tại hậu môn hoặc quanh vùng hậu môn,...

Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh trĩ (lòi dom), người bệnh nên chữa bệnh ở những giai đoạn đầu. Khi đó, phương pháp điều trị không quá cầu kỳ, dễ điều trị dứt điểm, tiết kiệm khác nhiều chi phí và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dưới đây là 12 cách khắc phục bệnh trĩ ngay tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và sàng lọc những biện pháp phù hợp với thể trạng để cải thiện bệnh lý ngay tại nhà.

1. Cách điều trị bệnh trĩ bằng chườm lạnh khu vực hậu môn

Chườm đá lên khu vực hậu môn là phương pháp điều trị một cách tự nhiên, có tác dụng gây tê. Việc làm này có tác dụng làm giảm đau tạm thời do bệnh trĩ gây nên. Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Cho các viên đá nhỏ vào trong một chiếc khăn bông rồi buộc chặt lại
  • Chườm bọc đá lên vùng ngay vị trí đau. Người bệnh nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh chườm quá mạnh
  • Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần để đẩy lùi các cơn đau rát, ngứa ngáy quanh hậu môn. 

2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ - Ngâm hậu môn trong nước ấm

Nước ấm cũng chính là một liệu pháp điều trị các để xoa dịu các cơn đau rát vùng hậu môn. Ngoài công dụng ấy, nước ấm còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, kháng viêm, kháng khuẩn và giúp lưu thông khí huyết. 

Người bệnh có thể thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần ngâm 10 – 20 phút để đẩy lùi nhanh bệnh trĩ được nhanh chóng.

3. Phương pháp chữa bệnh trĩ - Bổ sung nhiều chất xơ

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày đóng một vai trò khá quan trọng trong việc cải thiện bệnh lý, bệnh trĩ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đặc biệt là những thực phẩm giàu chất xơ. 

Thành phần này giúp cải thiện tình trạng táo bón, đại tiện nặng. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại rau xanh, ngũ cốc, các loại trái cây hoặc trong một số loại thịt.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung đủ nước theo tiêu chuẩn của chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc bổ sung các loại nước ép từ rau củ, trái cây tươi, ngoài công dụng bù nước mà còn bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.

Xem thêm: [Tổng hợp] Cách chữa bệnh trĩ nội ngoại “nổi tiếng” hiện nay

4. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ - Thay đổi lối sinh hoạt hằng ngày

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng chính là “thủ phạm” hình thành bệnh trĩ. Người bệnh nên thay đổi kịp thời để tránh tình trạng bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng:

  • Hạn chế ngồi quá lâu tại một vị trí: thi thoảng nên dành một ít thời gian để vận động, vươn vai hay đi lại. Đặc biệt là dân văn phòng, công nhân may
  • Chăm luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày: Chỉ nên tập nhẹ nhàng. Tùy vào từng thể trạng của mỗi người để lựa chọn bài tập sao cho phù hợp.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Đi đại tiện đúng giờ là việc khá quan trọng để hạn chế tối đa bệnh tình chuyển hướng nặng hoặc nghiêm trọng
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia,... là những chất kích thích vô lợi đối với sức khỏe con người.

5. Phương pháp điều trị bệnh trĩ - Sử dụng quần áo thoáng mát

Người bệnh trĩ nên mặc những bộ quần áo thoải mái, tránh quá gò bó sẽ cọ sát vào hậu môn và gây đau. Mặt khác, đối với đồ nhỏ, người bệnh nên thay mỗi ngày hai lần và thường xuyên thay độ đồ lót định kỳ 3 – 4 tháng một lần (tùy vào từng đối tượng).

6. Cách chữa bệnh trĩ bằng việc sử dụng thuốc Tây y

Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ thường chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y. Các loại thuốc này bao gồm thuốc làm mềm phân, thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng sinh,... được bào chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đạn đặt hậu môn.

Tuy nhiên, những loại thuốc này thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh khi dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ, và nên sử dụng đúng liều lượng, đúng lộ trình, không được tự ý thay đổi lộ trình khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

7. Dùng lá cây thiên lý để cải thiện bệnh trĩ

Ngoài công dụng cung cấp thực phẩm cho ẩm thực Việt, cây thiên lý cũng được dân gian sử dụng để chữa bệnh cho con người, trong đó có bệnh trĩ. 

Xông hậu môn bằng lá cây thiên lý: Cho lá thiên lý vào nồi nước và đun sôi. Dùng nước này để xông hậu môn cho đến khi nước nguội dần. Khi nước nguội, người bệnh dùng nước để rửa hậu môn để tăng tính sát khuẩn.

Dùng lá cây thiên lý để làm thuốc đắp hậu môn: Giã nát lá cùng với một ít muối ăn rồi đem đắp lên hậu môn. Giữ yên chừng 10 – 15 phút để thuốc thấm sâu vào lớp biểu bì rồi rửa lại bằng nước lạnh. Lưu ý, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi tiến hành đắp lá cây thiên lý.

8. Chữa bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng lá cây bỏng 

Cây lá bỏng hay còn được gọi là cây sống đời. Đây cũng là một loại cây thường xuất hiện trong các mẹo chữa trĩ dân gian..

Dùng lá bỏng để đắp trực tiếp lên hậu môn: Giã nát lá bỏng cùng với một ít muối để tăng tính sát khuẩn. Sau đó đắp một lượng vừa đủ trực tiếp lên hậu môn và sử dụng băng gạc để cố định để qua đêm. Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ và vệ sinh sạch sẽ hậu môn vào sáng hôm qua.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng cây lá bỏng để ăn trực tiếp để cải thiện bệnh trĩ hoặc xay nhuyễn để uống. Lưu ý, bạn nên rửa thật sạch lá bỏng bằng nhiều lần với nước muối để loại bỏ lớp vi khuẩn còn bám trên lá.

9. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây diếp cá

Nếu nhắc đến các cây thuốc dân gian chữa bệnh trĩ thì không thể không nhắc đến rau diếp cá. Trong Đông y, loại cây này có vị cay, mùi đặc trưng, tính hơi lạnh, có tác dụng giải độc, lợi thủy, thanh nhiệt, giảm đau, sung huyết, kháng viêm. Với những đặc tính trên, rau diếp cá rất thích hợp để sử dụng chữa bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.

  • Nước ép rau diếp cá: Cho lá diếp cá vào máy xay nhuyễn rồi chắt lọc lấy phần nước cất. Nếu uống chưa quen, có thể thêm một ít đường để giảm mùi nồng của rau diếp cá.
  • Xông hậu môn điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá: Đun sôi nồi nước với lá diếp cá cho đến khi lá chuyển vàng, sau đó dùng để xông hậu môn Khi nước đã nguội, dùng nước đã xông rửa trực tiếp hậu môn. Lưu ý, trước khi tiến hành xông, người bệnh nên vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý và lau ráo nước.

Để bệnh lý cải thiện được nhanh chóng, người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần.

10. Cây sung giúp đẩy lùi nhanh chóng bệnh trĩ ở giai đoạn đầu

Quả sung được biết đến là vị thuốc nhuận tràng rất tốt, đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh trĩ, giúp giảm thiểu sự đau đớn đi khi đại tiện. Bên cạnh đó, lá cây sung cũng chứa nhiều chất xơ và một số thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.

Để đẩy lùi nhanh chóng bệnh trĩ bằng quả và lá cây sung, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

  • Nấu nước quả sung uống chữa bệnh trĩ: Cho sung vào máy xay nhuyễn rồi nấu cùng với 750 – 1000ml nước lọc trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lọc bỏ phần xác để lấy phần nước cốt để uống. Chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày, nếu uống chưa quen có thể thêm một ít đường để tăng độ ngọt dễ uống.
  • Dùng quả sung nấu nước xông hậu môn: Sung bổ đôi rồi đem nấu cùng với 1,5 – 2 lít nước. Khi nước đủ sôi, tắt bếp, đổ nước ra thau nhỏ và tiến hành ngồi xông hậu môn đến khi nước ngừng bay hơi nóng. Dùng phần nước nguội rửa hậu môn để phát huy hết công dụng của loại quả này.

11. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng củ gừng tươi 

Trong Đông y, loại dược liệu này có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn. Với những đặc tính trên, củ gừng rất phù hợp để đẩy lùi bệnh trĩ ở giai đoạn sơ khai. 

Người bệnh có thể sử dụng mỗi ngày một ly trà gừng nóng vào mỗi buổi sáng sớm để đẩy lùi căn bệnh “khó nói” này. Hoặc đem nấu nước để xông hậu môn. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng củ gừng tươi đã được giã nát đắp trực tiếp lên hậu môn mỗi ngày.

12. Sử dụng bài thuốc nam để chữa bệnh trĩ tại nhà

Chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam cũng được nhiều người bệnh áp dụng điều trị và thành công. Với những thảo dược có sẵn trong tự nhiên cùng bản chất lành tính, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không cần quá lo lắng đến tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài công dụng cải thiện bệnh trĩ, những bài thuốc nam dưới đây còn có công dụng thanh lọc cơ thể, giúp đào thải các chất độc hại đang tích tụ tại gan và thận ra khỏi cơ thể. Nhờ đó giúp bệnh trĩ được đẩy lùi từ tận căn nguyên gốc rễ bên trong cơ thể.

Vậy nên, nếu biết cách kết hợp các vị thuốc Nam với nhau (trở thành một bài thuốc Đông y), thì sẽ mang đến công dụng hiệu quả hơn các phương pháp khác. 

Một số vị thuốc Nam có nổi tiếng với công dụng chữa trĩ là: tam thất, cam thảo, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ, hòe hoa, hoàng liên, bồ công anh, hoàng đằng,...

Tuy nhiên, nếu người bệnh tự mua những cây thuốc này về đun sắc uống mà không theo một công thức khoa học thì hiệu quả đạt được cũng không cao.

Trên đây là 12 cách trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu ngay tại nhà cực đơn giản. Các đối tượng đang mắc phải căn bệnh “khó nói” này có thể tham khảo và thực hiện càng sớm càng tốt để tránh sự phát triển của bệnh trĩ. Đồng thời, tiến hành thăm khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lý. Từ đó, đề ra một số biện pháp chữa bệnh hiệu quả.

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi có tốt như lời đồn?

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng tỏi có tốt như lời đồn? Tỏi là nguyên liệu quen thuộc với gian bếp của gia đình Việt. Tuy nhiên, tỏi chữa được bệnh trĩ hiệu quả không thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đang được nhiều người áp dụng bạn nên biết.

1. Dùng tỏi làm thuốc đạn chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị: 1 tép tỏi tươi 

Các bước thực hiện:

Bước 1: Lột bỏ hoàn toàn lớp vỏ mỏng bao quanh tép tỏi, rửa sạch

Bước 2: Vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ, lau khô

Bước 3: Từ từ nhét tép tỏi vào bên trong hậu môn trực tràng tương tự như khi sử dụng thuốc đạn.  Bạn có thể thoa một ít chất bôi trơn hoặc dầu dừa bên ngoài tép tỏi để có thể đẩy nó vào sâu bên trong được dễ dàng hơn

Bước 4: Để viên đạn tỏi trong hậu môn qua đêm. Nó có thể kích thích đi đại tiện vào sáng hôm sau. Lúc này tép tỏi tự khắc sẽ bị đẩy ra ngoài.

Bước 5: Lặp lại cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi theo cách này 3 lần mỗi tuần để giảm sưng viêm ở búi trĩ và các triệu chứng khó chịu của bệnh.

2. Chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc bôi từ tỏi

Chuẩn bị: 3- 4 tép tỏi tươi

Các bước thực hiện:

Bước 1: Lột vỏ tỏi rồi băm nhỏ

Bước 2: Cho tỏi bằm vào nồi đun sôi với 1 cốc nước trong 10 phút

Bước 3: Lọc các miếng tỏi ra khỏi nước và để nước nguội hoàn toàn

Bước 4: Nhúng miếng gạc y tế hoặc một miếng bông gòn vào trong nước tỏi. Sau đó áp vào hậu môn để giảm ngứa, chữa bệnh trĩ ngoại. Gỡ ra sau khoảng 30 phút.

Bước 5: Thực hiện theo cách tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần. Bạn cũng có thể cho nước tỏi vào ngăn đá để làm lạnh trước khi thấm vào hậu môn sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng tỏi ngâm rượu

Chuẩn bị: 50g tỏi tươi, 20ml rượu trắng 40 độ

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sau khi lột vỏ và rửa sạch tỏi bạn đem giã nát

Bước 2: Cho hết tỏi vào hũ thủy tinh, đổ rượu đã chuẩn bị vào ngâm. Đậy nắp bình lại, vặn chặt, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng.

Bước 3: Cứ 3 – 4 ngày lại lấy hũ rượu ra, lắc lên cho đều. Sau khoảng 2 tuần có thể lấy rượu tỏi ra dùng

Cách sử dụng:

Bạn có thể chữa bệnh trĩ bằng tỏi ngâm rượu theo những cách sau:

  • Đường uống: Mỗi lần uống 2 thìa x 2 – 3 lần/ngày
  • Đường bôi: Đắp một miếng gạc tẩm rượu tỏi vào hậu môn 20 phút hoặc thoa trực tiếp rượu vào khu vực cần điều trị. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

4. Uống nước cốt tỏi chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị: 1/2 củ tỏi tươi

Các bước thực hiện:

Bước 1: Lột sạch vỏ tỏi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội

Bước 2: Lọc tỏi xay lấy nước cốt uống. Dùng mỗi ngày 1 ly liên tục trong khoảng vài tuần để nhanh chóng thấy bệnh tình thuyên giảm.

5. Đắp tỏi nướng vào hậu môn chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị: Vài tép tỏi

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đem tỏi nướng trên bếp than cho đến khi chuyển qua màu vàng

Bước 2: Lột hết lớp bỏ bên ngoài, giã tép tỏi cho hơi nát 

Bước 3: Bọc tỏi trong một miếng vải sạch, áp vào hậu môn 20 – 30 phút

Bước 4: Với cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng, bạn có thể áp dụng mỗi ngày 1 lần

6. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi kết hợp với bột hoàng liên

Chuẩn bị: 

  • Tỏi tươi: 2 củ
  • Bột hoàng liên: 15g

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nướng chín tỏi rồi đem nghiền nát
  • Bước 2: Trộn tỏi chung với bột hoàng liên, vo thành những viên hoàn có kích thước bằng đầu đũa
  • Bước 3: Cất thuốc vào lọ thủy tinh, để trong tủ lạnh. Mỗi ngày uống 5 viên sau khi ăn

7. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng cách ăn tỏi 

Cuối cùng, một cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản nhất ai cũng thực hiện được đó chính là ăn tỏi. Những người bị trĩ được khuyên ăn mỗi bữa 2 -3 tép tỏi sống để tận dụng được hoạt chất kháng sinh có trong tỏi.

Nếu e ngại mùi hôi của tỏi sống, bạn có thể dùng nước chấm có tỏi hoặc thêm gia vị này vào khi chế biến món ăn đều tốt.

Khi nào nên áp dụng cách chữa trĩ bằng tỏi?

Khi nào nên áp dụng phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng tỏi? Mẹo chữa bệnh trĩ chỉ có hiệu quả với người bị trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu. Thời điểm này, bệnh mới chớm phát triển nên dễ dàng điều trị. Nếu tích cực thực hiện, kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống khoa học, cơ hội khỏi bệnh cao hơn.

Bạn không nên dùng tỏi chữa bệnh trong những trường hợp sau:

  • Bị trĩ hỗn hợp, trị ngoại, trĩ nội độ 3 & 4
  • Người có vấn đề về mắt, bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn, viêm gan không nên ăn tỏi vì loại gia vị này có tính kích thích khá mạnh.
  • Người bị dị ứng với tỏi
  • Những đối tượng bị hôi miệng, ợ nóng, đau bụng không nên ăn tỏi hoặc uống nước ép tỏi
  • Bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS bằng các loại thuốc như Nevirapine, Delavirdine và Efavirenz nếu ăn tỏi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Tránh dùng tỏi nếu bạn sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu như Aspirin, Ibuprofen, Enoxaparin hay Warfarin,...

Không thể phủ nhận rằng tỏi có những công dụng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là phương pháp hỗ trợ cho những biện pháp đặc trị. Để đẩy lùi bệnh trĩ hoàn toàn, các bạn cần phải kết hợp sử dụng thuốc đông – tây y với vật lý trị liệu.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả ở giai đoạn đầu. Nếu áp dụng các phương pháp trên mà triệu chứng bệnh nặng thêm, người bệnh nên chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra. 

Nếu còn điều gì thắc mắc thì bạn hãy gọi số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến phương pháp điều trị bệnh trĩ

phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

cách chữa bệnh trĩ ngoại

thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất

cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

cách chữa bệnh trĩ dan gian

cách chữa bệnh trĩ nhẹ

cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam