[Chia sẻ] 5 cách chữa bệnh trĩ ngoại cho hiệu quả “bất ngờ”

Cách chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào mang lại hiệu quả tốt là điều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Trĩ ngoại là bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều nỗi ám ảnh cho bệnh nhân. Bệnh khiến người mắc “đứng ngồi không yên”, làm ảnh hưởng nhiều đến công việc, sinh hoạt. Nội dung dưới đây cung cấp cho bạn đọc câu trả lời đầy đủ nhất về bệnh trĩ ngoại cũng như chia sẻ cách điều trị hiệu quả, tránh tái phát.

Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào, mọi người nên biết bệnh trĩ ngoại là gì cũng như nguyên nhân do đâu và dấu hiệu của trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ được hình thành bên dưới đường lược do các tĩnh mạch ở khu vực này sưng lên. Bề mặt của búi trĩ chính là các nếp gấp viền nằm xung quanh hậu môn. 

Trĩ ngoại không được chia làm trĩ ngoại độ 1, trĩ ngoại độ 2 giống như trĩ nội. Mức độ của bệnh trĩ ngoại được bác sĩ xác định độ to của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại rất dễ phát hiện, tuy nhiên nhiều người vì chủ quan mà không điều trị dẫn đến việc bệnh ngày càng phát triển.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh trĩ ngoại:

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại là do hệ tĩnh mạch của trực tràng thường xuyên phải chịu áp lực, bị tụ máu hoặc viêm dẫn đến sưng phồng. Điều này có thể gây ra bởi nhiều yếu tố kết hợp như ngồi nhiều, mang thai, béo phì, táo bón lâu ngày, lao động quá sức,...

Nếu có các dấu hiệu sau đây, rất có thể bạn đã mắc trĩ ngoại:

  • Đại tiện ra máu
  • Có khối thịt thừa ở cửa hậu môn
  • Đau rát khi đi cầu
  • Hậu môn có dịch nhầy ẩm ướt

Xem thêm: [Tổng hợp] Cách chữa bệnh trĩ nội ngoại “nổi tiếng” hiện nay

Trĩ ngoại nguy hiểm không? Có lây và di truyền không?

Ngoài việc tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào, điều người bệnh quan tâm không kém chính là bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có lây và có di truyền không?

Cũng như nhiều loại trĩ khác, bệnh trĩ ngoại ban đầu tuy không có gì nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài lâu ngày, bệnh có thể mang đến nhiều biến chứng rủi ro như thuyên tắc trĩ, nhiễm trùng hậu môn, thiếu máu, áp xe hậu môn. Cụ thể:

  • Làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân: Khi bị trĩ, người bệnh sẽ luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an. Điều này làm cho họ không thể tập trung vào công việc và sinh hoạt thường ngày.
  • Gây thiếu máu: Nếu tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài và với lượng lớn, chúng có thể khiến cho người bệnh bị thiếu máu.
  • Hậu môn bị viêm nhiễm: Dịch nhầy do các búi trĩ tiết ra sẽ làm cho hậu môn luôn ẩm ướt. Vì thế các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển, gây viêm hậu môn và trực tràng.
  • Dẫn đến ung thư trực tràng: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị trĩ. Nếu không được chữa trị sớm, hậu môn bị viêm sẽ làm cho các tế bào ung thư có cơ hội hình thành và phát triển.

Bệnh trĩ có lây không và có di truyền hay không?

Các chuyên gia đầu ngành cho biết, không phải là bệnh lây lan hay di truyền. Việc những người trong gia đình cùng mắc bệnh trĩ có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Từ đó, dẫn đến việc mắc bệnh như nhau.

Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh van tĩnh mạch (bệnh di truyền) thì nguy cơ bệnh trĩ di truyền sẽ xảy ra. Người mắc bệnh mất van tĩnh mạch thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khác trầm trọng hơn trĩ như: Giãn tĩnh mạch chân, tay và lục phủ nội tạng.

Từ đó có thể thấy, bệnh trĩ không lây khi dùng chung đồ cá nhân, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế và ngủ chung giường. Đồng thời, bệnh cũng không có tính di truyền nếu trong gia đình có người mắc bệnh mất van tĩnh mạch.

5 cách chữa bệnh trĩ ngoại được áp dụng nhiều nhất

5 cách chữa bệnh trĩ ngoại được áp dụng nhiều nhất là cách nào? Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ ngoại. Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, người bệnh cần phải trải qua quá trình thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân, xác định mức độ bệnh. Từ đó lựa chọn phương án điều trị thích hợp.

1. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng thuốc dân gian

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng thuốc dân gian có thể kể đến một số vị thuốc như lá cây bỏng, hoa hòe, rau diếp cá, hoàng liên,... Nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả.

  • Lá cây bỏng

Trong y học cổ truyền, lá bỏng có vị hơi chua, tính mát. Nó được sử dụng để điều trị bệnh trĩ ngoại nhờ có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, tiêu sưng, cầm máu. Người bệnh có thể dùng lá bỏng để đắp lên hậu môn hoặc sắc thuốc uống.

Tuy nhiên. cần cẩn trọng vì một số thành phần của lá bỏng có thể khiến bạn bị kích ứng, nổi mề đay, phát ban.

  • Rau diếp cá

Rau diếp cá được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trĩ ngoại trong y học cổ truyền với tên gọi là ngư tinh thảo hay tử sầm. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, kháng lại các chủng vi rút, vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus pneumoniae hay Staphylococcus aureus.

Cách sử dụng: Để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại, lá diếp cá được nấu với một chút muối để xông hậu môn. Đối với những người bị trĩ do táo bón, có thể ăn rau diếp cá để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

  • Hoàng liên

Nhờ có đặc tính giảm đau, an thần nhẹ, kích thích tiêu hóa mà hoàng liên được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Vị thuốc này có bán sẵn tại các tiệm thuốc nam hoặc nhà thuốc đông y. 

Người bệnh có thể dùng hoàng liên kết hợp với hoàng bá, đại hoàng, trạch tả, sinh địa, đương quy, xích thược theo tỷ lệ khuyến cáo của thầy thuốc để sử dụng.

  • Hoa hòe

Tác dụng cầm máu, làm bền tĩnh mạch của hoa hòe sẽ hữu ích cho những người đang bị đại tiện ra máu do bệnh trĩ ngoại gây ra. Người ra hay nghiền hoa hòe thành bột và pha cùng một số thảo dược khác để làm giảm sưng đau búi trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc nam có ưu điểm là khá an toàn. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp cho những người bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ và cần kiên trì áp dụng lâu dài mới có hiệu quả. Thêm vào đó, một số vị thuốc nam có thể tương tác với thuốc tây. Để chắc chắn nó phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Nghệ

Nghệ không chỉ là gia vị mà còn là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên, vị thuốc chữa được nhiều bệnh. 

Nghệ vàng được sử dụng trong chữa trĩ ngoại phổ biến bằng cách đem rửa sạch, đun cùng 100gram diếp cá, 4 quả sung, 1 thìa muối ăn, một bát nước. 

Đến khi sôi thì dùng để xông trực tiếp lên vùng bị trĩ. Sau khi nước nguội bớt thì ngâm hậu môn và lau sạch bằng khăn mềm. Mỗi tối kiên trì thực hiện nhất là sau khi tập thể dục, lúc bụng đói sau 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.

  • Vỏ quả lựu

Lựu là loại quả ăn ngon, mát, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khoẻ. Vỏ lựu có các chất granatin, c tanin, izopeletierin, hoạt chất peletierin, iso quercetin, ac.usolic và ac.betulic có tác dụng kháng viêm và khiến búi trĩ teo lại. 

Để thực hiện bạn cần làm các bước sau: Lấy 50-100gram vỏ lựu cho vào nước sắc, khi nước đã nguội bớt đem xông rửa ngâm vùng hậu môn. Mỗi ngày đều đặn làm như vậy sau một thời gian sẽ thu được kết quả bất ngờ.

  • Lá thiên lý

Lá thiên lý giúp giảm đau rát, ngứa hậu môn, hỗ trợ điều trị chảy máu, táo bón. Thực hiện dễ dàng bằng cách lấy 1 nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã cùng 1 chút muối, vắt lấy nước.

Thấm nước lá thiên lý lên búi trĩ, sau 15 phút rửa lại với nước. Nên kết hợp thêm việc uống 3-4 chén nước lá thiên lý hàng ngày để giải nhiệt cơ thể từ bên trong.

  • Lá vông

Để điều trị trĩ ngoại giai đoạn đầu với lá vông cần lấy một nắm lá đem rửa sạch, để ráo và hơ trên lửa hoặc sao nóng rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. 

Cách nữa là bạn đun một nắm lá vông cùng chút nước, vài hạt muối ăn rồi giã nhỏ, đắp lên búi trĩ, cố định lại sau 1 đêm, mỗi ngày đều làm thì sẽ sớm có kết quả tốt.

  • Quả sung

Quả sung rất dễ tìm, đối với cách điều trị trĩ bằng sung thực hiện như sau: Rửa sạch 10 quả, nấu với nước khoảng 15 phút để các chất trong quả sung ra nước hết rồi đem nước đó ngâm xông hậu môn. 

Làm như vậy trong 10 ngày trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy có hiệu quả. Trong các bữa ăn cũng nên bổ sung vào thực đơn để tăng chất xơ cho cơ thể.

  • Lá trầu không

Lá trầu không có chứa các chất kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn, giảm viêm, sưng đau. Khi mắc trĩ bạn hái 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và đun với nước sau đó ngâm hậu môn vào nước đó. Đối với người mới bị trĩ độ 1, 2 thì cách này rất hiệu quả.

  • Chườm đá hậu môn

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà với đá lạnh dễ dàng, bạn lấy những viên đá nhỏ gói vào miếng vải mỏng rồi chườm lên vùng búi trĩ sa ra ngoài. Nên làm nhẹ nhàng, không chườm quá lâu vì dễ bị bỏng lạnh. Nếu đang bị loét hậu môn, nhiễm trùng không nên áp dụng.

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm

Đều đặn mỗi tối pha nước ấm và chút muối ngâm để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau an toàn.

  • Đu đủ xanh

Theo kinh nghiệm dân gian nếu bị mắc trĩ lấy đu đủ tươi bổ đôi rồi buộc úp mỗi bên cẳng chân một nửa quả đu đủ theo chiều cuống hướng lên, để qua đêm, thực hiện hàng ngày búi trĩ sẽ teo dần.

  • Dầu dừa

Khi bị trĩ bạn sẽ cảm thấy hậu môn ngứa rát, sưng tấy khó chịu. Hãy vệ sinh sạch hậu môn rồi bôi dầu dừa lên phần búi trĩ, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần sẽ thấy búi trĩ giảm sưng nóng.

  • Sữa dê

Mỗi sáng bạn hoà 10gram bột mù tạt vào 10 thìa sữa dê uống trước khi ăn sáng giúp đẩy lùi cảm giác đau đớn và kháng viêm an toàn.

  • Hành lá

Bạn đã từng nghĩ hành lá chữa trĩ chưa, loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn này có thể giảm kích thích thần kinh đấy. Trộn đều 1 thìa hành, 3 thìa đường với nhau đến khi đường tan, mỗi ngày “đánh chén” 2 lần, sử dụng thường xuyên để giảm lượng máu chảy sau mỗi lần đi vệ sinh nhé!

  • Củ gừng

Gừng cũng là một “thần dược” chữa trĩ. Bạn giã lấy nước cốt gừng trộn cùng nước cốt chanh, mật ong, nước bạc hà và uống chúng mỗi ngày để đầy lùi các triệu chứng khó chịu do trĩ ngoại gây ra.

  • Nước cây phỉ

Bạn hãy ép lấy nước cây phỉ bôi lên vùng trĩ hoặc thấm nước vào miếng bông rồi đắp lên hậu môn để giảm viêm, sưng.

  • Củ cải đỏ và mật ong

Một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà là bôi mật ong trực tiếp lên vùng búi trĩ, tinh chất trong mật ong sẽ giúp khám viêm, giảm phù nề an toàn. Hoặc bạn ép nước củ cải đỏ hoà cùng mật ong rồi thoa lên búi trĩ cũng tốt.

  • Mướp đắng

Nếu bạn bị trĩ ở giai đoạn nhẹ thì dùng ngay mướp đắng để khắc phục bằng cách bổ sung mướp đắng vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Ép nước mướp đắng pha cùng mật ong uống, vừa làm đẹp da vừa xua tan nỗi lo trĩ ngoại.

  • Nha đam

Nha đam chứa Enzyme Bradykinase có tác dụng làm lành vết thương, hỗ trợ tiêu hoá, giảm táo bón,... có khả năng đẩy lùi trĩ tại nhà với cách làm sau: Mỗi ngày bạn xay nha đam lấy nước rồi pha cùng một loại nước nào đó tuỳ thích rồi uống. 

Hoặc trộn gel nha đam cùng nước cốt chanh và bôi lên vùng búi trĩ, cứ 3h bôi một lần, làm vậy sẽ không còn lo ngứa ngáy, sưng đau nữa.

  • Cây huyết dụ

Bạn hái một nắm lá cây huyết dụ, rửa sạch để ráo và cắt thành từng đoạn. Cho vào nấu cùng 2 bát nước, nấu kĩ để các chất trong lá cây hoà tan trong nước đến khi chỉ còn khoảng 1 bát nước thì bắc ra. Uống mỗi ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Xem thêm: 4 cách chữa bệnh trĩ nội được nhiều bệnh nhân ca ngợi

2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng bài thuốc đông y

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng bài thuốc đông y được nhiều bệnh nhân áp dụng. Lý do rất đơn giản, bài thuốc đông y an toàn, hiệu quả cao, lành tính, không tác dụng phụ và không có tốn kém quá nhiều chi phí.

  • Chỉ huyết thang: Lấy 20gram lá bỏng tươi, 20gram lá cỏ mực tươi, 40gram lá huyết dụ tươi, rửa sạch, sắc uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
  • Ngẫu tiết thang: 20gram cỏ mực, 20gram ngẫu tiết, 16gram trắc bá diệp, 16gram bồ hoàng đem sao đen, sắc uống ngày 2 lần, trước bữa ăn hoặc khi chảy máu búi trĩ.
  • Hoè hoa tán: Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà này là đem hoa hoè, lá trắc bá, hoa kinh giới, chỉ xác sao đen. Mỗi loại lấy lượng bằng nhau rửa sạch, phơi sấy khô, tán lấy bột mịn cho vào lọ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10gram cùng nước đun sôi để nguội trước bữa ăn nửa tiếng hoặc khi chảy máu búi trĩ.
  • Tứ sinh thang: Lá ngải cứu tươi, lá sen tươi, lá trắc bá tươi, sinh địa hoàng tươi lấy lượng đều nhau rửa sạch, giã nát, vắt nước uống hoặc sắc uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Chữa trĩ ra máu bằng cách lấy vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán rây mịn trộn cùng dầu mè để đắp vào hậu môn, mỗi ngày 3 lần.
  • Chữa đại tiện ra máu: đem 60gram vỏ quả ấu, 8gram cỏ mực, 8gram trắc bá diệp sao đen, 8gram hoa hoè sao, 8gram gương sen sao sắc cùng 750ml nước đến khi chỉ còn 300ml nước, uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

3. Thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại có hiệu quả không?

Thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại có hiệu quả không? Sử dụng thuốc tây là cách chữa bệnh trĩ ngoại phổ biến, được áp dụng cho những người mắc bệnh trĩ cấp độ nhẹ. Một số loại thuốc được chỉ định để làm giảm triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Thuốc giảm đau do trĩ: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay Acetaminophen có thể giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Do có thể ảnh hưởng đến dạ dày và chức năng gan, thận nên các thuốc trên chỉ định sử dụng trong ngắn hạn.
  • Thuốc bôi trĩ: Một số loại thuốc bôi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến Cotripro, Titanoreine, Hydrocortison, Proctolog, Rectostop,...
  • Kem Hydrocortison: Đây là thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa do búi trĩ ngoại tiết dịch và gây kích ứng hậu môn.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau tại chỗ; Thuốc làm mềm phân, chống táo bón; Thuốc uống chứa rutin làm tăng sức bền cho thành mạch,...

Dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại giúp cải thiện các biểu hiện khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, cần lưu ý bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Trao đổi với bác sĩ điều trị để biết được đầy đủ những rủi ro bạn có thể gặp phải khi được chữa bệnh bằng thuốc tây.

Xem thêm: Cảnh giác tác hại của bệnh trĩ [9 bác sĩ chữa trĩ giỏi]

4. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, độ 3, độ 4. Nếu sau khi sử dụng thuốc một vài tuần mà các dấu hiệu bệnh không có xu hướng cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thêm thủ thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ búi trĩ.

Các phương pháp được lựa chọn có thể là:

  • Phẫu thuật không gây mê

Một số thủ thuật loại bỏ trĩ có thể được thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ mà không cần gây mê. 

  • Tiêm xơ búi trĩ

Thủ thuật này được tiến hành bằng cách tiêm một loại hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ. Dưới tác dụng của thuốc, búi trĩ sẽ dần co lại và bị xơ hóa. Điều này khiến cho dòng máu từ bên ngoài không thể tiếp tục chảy vào trong để nuôi dưỡng búi trĩ.

  • Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT

Thủ thuật này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ ngoại. Sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.

  • Thắt động mạch trĩ ( HAL)

Với cách chữa bệnh trĩ ngoại này, bác sĩ sẽ dùng siêu âm để xác định vị trí các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó tiến hành khâu thắt chúng lại làm chặn đứng dòng chảy của máu đến nuôi búi trĩ. 

Phương pháp này được lựa chọn để thay thế khi thắt trĩ bằng cao su không được thực hiện. Nó có thể khiến bệnh nhân bị đau kéo dài.

  • Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật có gây mê

Phẫu thuật cắt trĩ có gây mê được tiến hành cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại quá nặng, búi trĩ to và không thể đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác.

Quá trình thực hiện sẽ được diễn ra trong phòng phẫu thuật của bệnh viện. Bệnh nhân được tiêm thuốc gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ ở khu vực từ thắt lưng trở xuống. Người bệnh cũng có thể được chỉ định thêm thuốc an thần để giảm lo lắng, căng thẳng nếu chỉ được gây tê cục bộ. 

Sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, các búi trĩ sẽ lần lượt được cắt bỏ. Bệnh nhân sẽ được đưa sang phòng hồi sức cho đến khi tỉnh lại.

Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt trĩ ngoại, người bệnh cần nằm lại bệnh viện theo dõi vài ngày để chắc chắn không có biến chứng gì xảy ra. Một số rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật như nhiễm trùng, đau, mất nhiều máu. 

Sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, các búi trĩ sẽ lần lượt được cắt bỏ. Phẫu thuật xong bệnh nhân sẽ được đưa sang phòng hồi sức cho đến khi tỉnh lại.

Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt trĩ ngoại, người bệnh cần nằm lại bệnh viện theo dõi vài ngày bởi người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng như hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn. Ngoài ra, một số rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật là nhiễm trùng, đau, mất nhiều máu. 

Xem thêm: 26 thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất [Bác sĩ khuyên dùng]

5. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng việc thay đổi thói quen

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống thường áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ, độ 1, độ 2. Cụ thể:

  • Thường xuyên vận động

Đều đặn vận động để ngăn ngừa táo bón, tránh ngồi lâu vì như vậy sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn khiến trĩ nặng hơn.

  • Tập thói quen uống nhiều nước

Uống đủ nước hàng ngày, uống nước lọc, nước canh,... để cơ thể đào thải các chất độc, giúp làm mềm phân.

  • Đi đại tiện đúng cách

Không rặn mạnh khi đi đại tiện để búi trĩ không bị lòi ra ngoài và tránh làm nứt hậu môn, búi trĩ cũng không bị phình to chảy máu.

  • Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ

Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc hàng ngày để bệnh mau khỏi.

  • Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý

Không uống bia rượu, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng khi bị trĩ ngoại. Tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như hoa quả, rau củ sạch, trồng hữu cơ, ngũ cốc. 

Ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân như khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền,...

Để trĩ không còn là cơn ác mộng thì những cách chữa bệnh trĩ ngoại trên đây rất an toàn, dễ thực hiện nhưng cần chăm chỉ, kiên trì. Chúc bạn mau chóng lành bệnh, khỏe mạnh. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể gọi ngay số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Các tìm kiếm liên quan đến cách chữa bệnh trĩ ngoại

cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất

cách chữa bệnh trĩ nhẹ

cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

thuốc tây chữa bệnh trĩ

cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

thuốc trĩ tốt nhất hiện nay

cách chữa bệnh trĩ dan gian