Bệnh trĩ có di truyền không? Có tự khỏi được không?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có di truyền không? Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu+ môn trực tràng học Việt Nam khẳng định “bệnh trĩ KHÔNG di truyền”. Đây là một bệnh lý do nhiều tác nhân gây ra và có thể phòng tránh được.

Chuyên gia giải đáp bệnh trĩ có di truyền không?

Chuyên gia giải đáp bệnh trĩ có di truyền không? Đây là câu hỏi khiến không ít người lo lắng, băn khoăn khi phải chịu đựng những triệu chứng khổ sở và bất tiện của trĩ mang lại. 

Xin khẳng định rằng: “Bệnh trĩ hoàn toàn không di truyền hay lây nhiễm”

Thật vậy, qua các nguyên nhân gây bệnh kể trên cho thấy bệnh trĩ không có tính di truyền hay lây truyền. Bản chất của bệnh trĩ là do sa giãn quá mức các búi tĩnh mạch trĩ ở hậu môn.

Phụ nữ có thai cũng rất dễ bệnh trĩ, tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng bị trĩ có di truyền không vì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng hay bị di truyền căn bệnh này.

Một số tác nhân gây ra bệnh trĩ:

  • Táo bón

Tình trạng táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ, chế độ ăn uống ít chất xơ rau xanh sẽ gây táo bón gây bệnh trĩ. 

Táo bón lâu ngày làm cho việc đi đại tiện phải mất sức nhiều để rặn tác động một lực lớn lên cơ và tĩnh mạch quanh hậu môn để tống phân ra ngoài. Quá trình này kéo dài gây giãn tĩnh mạch, phù tại hậu môn hình thành nên búi trĩ sa xuống.

  • Mang thai và sinh con

Thời điểm mang thai và khi sinh là lúc trọng lượng của người mẹ tăng lên đáng kể, kích thước thi nhi lớn dần chèn ép các cơ quan nội tạng gây giãn tĩnh mạch hậu môn hình thành nên bệnh trĩ. 

Thời điểm mang thai người mẹ dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa gây táo bón, do đó giai đoạn này nguy cơ bị trĩ rất cao, nhất là vào thời điểm cuối thai kỳ.

  • Thói quen xấu

Một số thói quen xấu dẫn đến nguy cơ hình thành bệnh trĩ được xác định là do nhịn đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, rặn quá sức,... Đây là những thói quen xấu trong sinh hoạt dễ mắc phải bệnh trĩ cần tránh.

  • Vận động ít, công việc đứng hoặc ngồi quá lâu

Tính chất công việc ít vận động hoặc thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong một tư thế là thủ phạm gây hình thành bệnh trĩ. Do đứng lâu, áp lực tới cơ và tĩnh mạch hậu môn cao hình thành nên bệnh trĩ. 

Những người làm việc trong môi trường văn phòng, công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, người làm việc nặng,... Đều là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.

  • Người béo phì, thừa cân

Đối với người béo phì, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể cao gây áp lực tới xương khớp và cả tĩnh mạch tại hậu môn gia tăng tỷ lệ mắc trĩ.

  • Do bệnh đại tràng, hậu môn gây ra

Một số căn bệnh khác làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm loét đại tràng mãn tính, viêm trực tràng, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn,...

  • Do quan hệ đồng giới 

Việc quan hệ đồng tính bằng đường hậu môn dễ làm sa hậu môn, giãn tính mạch hậu môn hình thành bệnh trĩ.  

Kết luận: Như vậy, bạn có thể thấy bệnh trĩ hoàn toàn không phải là do di truyền. Bạn không cần lo lắng quá mà hãy tập trung vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn thân.

Cũng theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, hiện đang công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, những người có bệnh mất van tĩnh mạch có thể di truyền nguyên nhân gây bệnh. 

Tuy nhiên, bệnh này rất hiếm khi gặp và nó không thể gây ra bệnh trĩ nếu không có các tác nhân khác.

Tóm lại, chúng tôi có thể khẳng định bệnh trĩ hoàn toàn không di truyền. Thay vì lo lắng thì bạn có thể tìm hiểu một số cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Bên cạnh các cách thiên nhiên hoặc thuốc điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa bệnh trĩ.

>>Xem thêm: Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn

Tại sao trong gia đình có nhiều người cùng mắc trĩ?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có di truyền không khi biết được câu trả lời là không đã hỏi thêm một câu hỏi rằng tại sao bệnh trĩ không di truyền mà trong một gia đình lại có nhiều người cùng mắc trĩ đến như vậy?

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam giải thích: 

Một số gia đình thường có nhiều người cùng mắc trĩ, do đó ai cũng “võ đoán” cho rằng: Bệnh trĩ di truyền. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định chắc chắn: Bệnh trĩ không di truyền, chúng chỉ mang tính chất gia đình.

  • Điều đó có nghĩa là: Nếu nhiều thành viên trong cùng một gia đình mắc trĩ thì nguyên do chính là họ có chế độ ăn uống và sinh hoạt giống nhau. Khẩu phần ăn với quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng nhưng lại quên đi việc bổ sung chất xơ có thể gây ra táo bón. Mà chính táo bón lại chính là nguyên nhân gây trĩ.
  • Các bác sĩ cũng cho biết thêm: Bệnh trĩ có thể do di truyền khi trong gia đình có bố mẹ bị mắc bệnh mất van tĩnh mạch (một căn bệnh di truyền), vì vậy con cái cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, không chỉ bị trĩ mà khi mắc bệnh này thì người bệnh sẽ có nguy có mắc nhiều bệnh nguy hiểm hơn trĩ như: giãn tĩnh mạch chân, tay và nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Lời khuyên: Bạn không nên quá lo lắng và ngờ vực như vậy, bởi bình thường bệnh trĩ không di truyền. Chỉ khi vợ bạn mắc bệnh mất van tĩnh mạch thì mới có khả năng di truyền cho con. Do vậy, khuyên vợ bạn đi khám và xét nghiệm là cách tốt nhất để biết chắc chắn câu trả lời.

Vậy, bệnh trĩ có tự khỏi không?

Không chỉ thắc mắc bệnh trĩ có di truyền không, nhiều bệnh nhân còn thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi không? Đối với câu hỏi này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết:

Trên thực tế, nếu bệnh trĩ không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra rất nhiều hậu quả cho người bệnh đặc biệt, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như ung thư trực tràng. Đây là một trong những căn bệnh ung thư ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Ngày nay, bệnh trĩ phát triển theo 4 giai đoạn. Đối với giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì bệnh có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà. Bạn có thể áp dụng những phương pháp dân gian hoặc thay đổi cách sống, sinh hoạt hàng ngày.

Nhưng đối với bệnh trĩ giai đoạn 3 và giai đoạn 4 thì hầu như phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả. Bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Không có một loại bệnh nào có thể tự khỏi nếu như không có một tác động tích cực nào từ bệnh nhân.

Bởi nếu như bạn bị sốt cao, nhưng lại không dùng thuốc hạ sốt. Thì bạn phải sử dụng những thực phẩm có tác dụng hạ sốt như: nước, cháo hành,...

Điều này đồng nghĩa với việc, để có thể điều trị được một bệnh nào đó thì có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể điều trị bệnh bằng thuốc hoặc chỉ bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Vì vậy theo các chuyên gia cho biết, trong tất cả các bệnh nói chung và bệnh trĩ nói riêng. Thì không có một loại bệnh nào sẽ tự động khởi khi không có một tác động tích cực nào.

Nhiều chuyên gia còn khẳng định rằng, bệnh trĩ sẽ không thể tự khỏi được. Nếu như bạn nhưng không có cách khắc phục và điều trị hiệu quả. Đồng nghĩa với việc, để có thể điều trị bệnh trĩ một cách tốt nhất.

Bạn cần phải tiến hành thăm khám bằng những biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Để từ biện pháp thăm khám này, bạn sẽ tìm hiểu rõ được nguyên nhân từ đâu gây ra, để đưa ra biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Bệnh trĩ có phát triển thành ung thư được không?

Ngoài thắc mắc, bệnh trĩ có di truyền không, nhiều bệnh nhân tò mò bệnh trĩ có phát triển thành ung thư được không? Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam lý giải:

Ung thư là bệnh đặc biệt, khác hẳn bệnh trĩ, ung thư rất ác tính, bệnh trĩ là bệnh lành tính và không thể tiến triển thành ung thư.

"Nếu thấy có u cục hậu môn, chảy máu hậu môn nhất thiết phải đi khám bệnh để phát hiện trĩ hay ung thư hậu môn, hoặc cả hai bệnh. Trừ khi xác định hậu môn không có u ác (ung thư) và nhìn thấy trĩ mới được chẩn đoán là trĩ".

Ung thư và bệnh trĩ có dấu hiệu chung là đều hình thành, thành cục, u ở hậu môn và gây chảy máu, ít đau.

Đặc điểm khác bệnh trĩ, bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài ra máu thành giọt hoặc tia, táo bón, nếu nặng, có thể sờ thấy búi trĩ bên ngoài. Trĩ không gây đau, trừ khi có biến chứng.

Điều trị bệnh trĩ như thế nào để phòng tránh biến chứng hiệu quả?

Điều trị bệnh trĩ như thế nào để phòng tránh biến chứng hiệu quả, để không phải thắc mắc, lo lắng bệnh trĩ có di truyền không. Trước hết, để điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần nắm rõ các phương pháp chữa bệnh an toàn, tốt nhất, cách thức phù hợp nhất hiện nay.

1. Điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc tây y

Điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc tây y giúp co, teo búi trĩ, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc tây y là đi kèm tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe như xuất hiện một số triệu chứng xuất huyết, rối loạn hậu môn,...

* Thuốc bôi điều trị bệnh trĩ

Các loại thuốc bôi điều trị bệnh trĩ có tác dụng điều trị tại chỗ, làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát hậu môn và các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Một số loại thuốc bôi điều trị trĩ tốt bạn có thể tham khảo dưới đây:

- Thuốc bôi trĩ Proctolog

Thành phần: Thuốc chứa hai thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine

Công dụng:

  • Chữa ngứa, đau rát hậu môn
  • Giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ cấp
  • Chống co thắt cơ cạnh hậu môn, cải thiện các tổn thương do nứt hậu môn
  • Tăng trương tĩnh mạch và sức cản của các mạch nhỏ

Cách dùng:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lấy lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên hậu môn
  • Nằm nghĩ ngơi trong 15 – 20 phút để thuốc thẩm thấu
  • Thực hiện 1 – 2 lần vào buổi sáng và tối

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngất xỉu, chóng mặt, nổi phát ban dưới da, rối loạn da

Giá thành: Giá bán thuốc Proctolog dạng bôi trên thị trường hiện nay có giá là 60.000VNĐ/hộp x 60g

- Thuốc bôi trĩ Titanoreine

Thành phần: Trong 20g thuốc trong mỗi tuýp có chứa:

  • 2.5g Carraghénates 
  • 2g Titanium dioxide 
  • 2g Zn oxide 
  • 2g Lidocaine 
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng:

  • Giảm đau đớn, nóng rát hậu môn
  • Làm co mô trĩ tạm thời
  • Tác dụng kháng viêm, ngăn chặn viêm loét hậu môn

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lấy lượng kem vừa đủ bôi lên vùng bị trĩ
  • Bôi thuốc vào lúc sau khi đi vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt
  • Không dùng quá 4 lần/ngày

Giá thành: 1 tuýp thuốc bôi trĩ Titanoreine có giá dao động từ 200.000 – 300.000VNĐ/tuýp

- Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật

Thành phần: Prednissolone, Lidokaine, Allantoin, Vitamin E

Công dụng:

  • Giảm đau rát, ngứa ngáy và khó chịu do búi trĩ gây ra, làm co mô trĩ tạm thời
  • Hoạt động dựa trên nguyên tác phục hồi các tổ chức mô cơ ở trực tràng bị tổn thương
  • Ngăn chặn tín hiệu đau đớn từ dây thần kinh ở da lên não bộ, giảm bớt các mô bị sưng

Cách dùng: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm
  • Bôi thuốc theo đúng liều lượng chỉ định trên bao bì hoặc là của bác sĩ
  • Kiên trì thực hiện, sau 3 – 5 ngày, các búi trĩ sẽ mềm ra và tự động co lại

Giá thành: Hiện nay, trên thị trường giá bán của kem bôi trĩ chữ A của Nhật là 430.000 VNĐ/tuýp

- Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop

Thành phần:

  • Keo ong
  • Dầu hạt nho
  • Sáp ong
  • Bơ hạt mỡ
  • Dầu cây hoa khói
  • Tinh dầu bạc hà
  • Hạt dẻ ngựa
  • Lô hội

Công dụng:

  • Hỗ trợ làm bền thành mạch, chống co thắt, tăng khả năng chịu đựng của thành mạch
  • Giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào ở niêm mạc hậu môn
  • Chống nhiễm khuẩn hậu môn

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng và lau lại bằng khăn khô
  • Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng hậu môn
  • Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh có thể bôi 1 – 2 lần/ngày

Giá thành sản phẩm: Hiện nay thuốc bôi Hemorrhostop được sản xuất ở hai nước với mức giá khác nhau

  • Tại Mỹ: Có giá khoảng 645.000VNĐ/hộp 100ml
  • Tại Nga: Có giá khoảng 375.000VNĐ/hộp 65 ml

* Thuốc uống điều trị bệnh trĩ

Các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng viêm, giảm tăng sinh mô liên kết, tụ máu tại vị trí bó trĩ,... Thuốc uống điều trị bệnh trĩ được chia thành nhiều loại sau:

- Thuốc co mạch

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc co mạch phù hợp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đung chỉ định của bác sĩ, tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Công dụng: 

  • Thắt chặt các mạch máu, giúp các mạch máu thu nhỏ lại
  • Làm teo nhỏ búi trĩ và dần tiêu biến

Các loại thuốc co mạch: 

  • Phenylephrine
  • Epinephrin
  • Norephinephrin

Tác dụng phụ: Căng thăng, mất ngủ, run, tăng huyết áp,...

- Thuốc Hydrocortisone

Công dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau sưng, khó chịu ngoài da
  • Hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ

Cách dùng:

  • Được chỉ định sử dụng hạn chế, từ 1 – 4 liều mỗi ngày
  • Thời gian sử dụng ngắn và giảm liều lượng khi càng về cuối đợt điều trị

Tác dụng phụ: giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, chóng mặt,...

* Thuốc gây tê giảm đau

Thuốc gây tê giảm đau không phải là thuốc điều trị trĩ, thường được chỉ định sử dụng phối hợp với một số phương pháp điều trị, thủ thuật và các loại thuốc khác. Trong quá trình sử dụng, người bệnh nên chú ý dùng đúng liều lượng, thận trọng với những trường hợp quá mẫn cảm với thuốc.

Công dụng: 

  • Làm giảm giác đau do cơ vòng hậu môn co thắt mạnh, do viêm hậu môn
  • Đây là loại thuốc giảm đau trĩ cấp

Các loại thuốc gây tê giảm đau:

  • Trimebutin (proctolog)
  • Dibucain
  • Medicone
  • Lanacane
  • Nupercainal

* Thuốc kháng sinh giảm đau, viêm sưng

Tùy theo từng trường hợp viêm nhiễm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc kháng sinh chỉ định điều trị  phù hợp.

Công dụng:

  • Chống lại các vi khuẩn xâm nhập do quá trình viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn

Các loại thuốc kháng sinh phổ biến:

  • Penicilin
  • Cephalosporin
  • Carbapenem
  • Aspirin
  • Acetaminophen

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ, phù Quincke, dị ứng, sốc phản vệ,...

* Thuốc đặt điều trị bệnh trĩ

Thuốc đặt hậu môn dùng để điều trị bệnh trĩ cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thích hợp để sử dụng cho trường hợp bị trĩ kèm theo bệnh tiêu hóa, mẩn cảm với thuốc uống,... Một số thuốc đặt điều trị trĩ hiệu quả được nhiều người tin dùng là:

- Thuốc đặt trĩ Avenoc

Thành phần: Thuốc có thành phần từ cây phỉ, cây dẻ ngựa, cây ca cao,...

Công dụng:

  • Có tác dụng điều trị bệnh từ bên trong
  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng

Đối tượng sử dụng: Chỉ định sử dụng cho người lớn, thận trọng sử dụng cho những người bị tiểu đường

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, táo bón, nôn mửa, khó chịu dạ dày.

- Thuốc đặt trĩ Witch Hazel

Thành phần: chủ yếu là chiết xuất từ cây phỉ

Công dụng:

  • Tăng cường mạch máu, giảm tình trạng sưng phồng của tĩnh mạch
  • Chống viêm, giảm sưng đau và các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra

Tác dụng phụ: ngứa và đốt ở hậu môn, sưng mô hậu môn, viêm da và mề đay.

- Thuốc đặt trĩ Calmol

Thành phần: Thuốc có thành phần chính từ kẽm oxide, acetaminophen và cocoa bơ

Tác dụng:

  • Giảm kích ứng, giảm tình trạng viêm trĩ
  • Hạn chế tình trạng đau ngứa quanh hậu môn và khu vực búi trĩ phát triển

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn acetaminophen
  • Thiểu năng tế bào gan
  • Có tương tác với rượu và một số thuốc khác

- Thuốc đặt trĩ Neo Haelar

Thành phần: Thuốc được chiết xuất từ tinh dầu Lupin và một số hợp chất khác

Công dụng:

  • Chỉ định sử dụng cho cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại
  • Chống viêm nhiễm
  • Thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương do trĩ gây ra

2. Cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian

Cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng là những bài thuốc nam quen thuộc hàng ngày, dễ kiếm tìm như lá trầu không, rau diếp cá, nghệ, tỏi,... Vậy nên, xét về tính chất của các bài thuốc dân gian, chúng rất an toàn cho sức khỏe người dùng.

  • Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý

Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). 

Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.

  • Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

  • Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

  • Chữa trĩ bằng đu đủ xanh

Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ  bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. 

Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Khuyến cáo: Mặc dù vậy, trong khi thực hiện các phương pháp này tại nhà, rất nhiều người bệnh do không thực hiện đúng cách và không đảm bảo vệ sinh cho nên đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.

Bên cạnh đó, các mẹo dân gian thường không có một công thức chuẩn chính, do đó dược tính không cao, vậy nên chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân khi điều trị bệnh trĩ cùng phương pháp đặc trị.

3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ từ bài thuốc đông y

Phương pháp điều trị bệnh trĩ từ bài thuốc đông y được xem là lựa chọn tối ưu hơn cả. Bài thuốc đông y có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, được bác sĩ điều chỉnh liều lượng thành phần sao cho kết hợp với nhau mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ bằng vị thuốc Hoa hòe

Triệu chứng: Bệnh trĩ nội phát triển và có biểu hiện chảy máu, người bệnh thường xuyên táo bón và đau khi đi đại tiện.

Nguyên liệu:

  • 16 gram hoa hòe
  • 16 gram kinh giới
  • 16 gram trác bách diệp
  • 16 gram cỏ mực
  • 12 gram huyền sâm
  • 12 gram sinh địa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc và để ráo nước
  • Kinh giới và hoa hòe cho vào chảo và mang đi sao đen
  • Trách bách diệp và cỏ mực cho vào chảo và mang đi sao qua
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm
  • Thêm vào ấm 800ml nước lọc và tiến hành sắc lấy nước thuốc
  • Sau 30 phút sắc thuốc, tắt bếp, chắt lấy lượng nước thuốc để uống, bỏ phần bã 
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Đun ấm thuốc trước khi uống
  • Sử dụng 1 thang/ngày.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ bằng vị thuốc Hoa hòe mỗi ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày sẽ giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm đau, giảm ngứa tại búi trĩ.

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh trĩ bằng vị thuốc Sinh địa

Triệu chứng: Búi trĩ bị sưng đau và lòi ra khỏi hậu môn, táo bón nặng kèm theo hiện tượng nước tiểu có màu vàng, khó đi lại.

Nguyên liệu:

  • 16 gram sinh địa
  • 12 gram hoàng liên
  • 12 gram trạch tả
  • 12 gram xích thược
  • 12 gram hoàng bá
  • 6 gram đại hoàng
  • 8 gram đương quy
  • 8 gram đào nhân.

Cách thực hiện:

  • Mang sinh địa, đào nhân, hoàng liên, trạch tả, xích thược, hoàng bá, đại hoàng, đương quy rửa sạch
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sau đó thêm vào ấm 800ml nước lọc
  • Tiến hành sắc lấy nước thuốc
  • Sau khi nước thuốc trong nồi cạn còn 300ml, tắt bếp, chắt lấy lượng nước thuốc để uống, bỏ phần bã 
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Đun ấm thuốc trước khi uống
  • Sử dụng 1 thang/ngày.

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc Đông y điều trị bệnh trĩ bằng vị thuốc Sinh địa mỗi ngày. Sau 10 ngày kiên trì sử dụng người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau rát, phù nề tại búi trĩ được cải thiện. Đồng thời đi đại tiện dễ dàng hơn.

Bài thuốc Đông y từ vị thuốc Hoàng kỳ điều trị bệnh trĩ 

Triệu chứng: Bệnh trĩ gây nên tình trạng chảy máu thành từng giọt hoặc bắn ra thành từng tia kèm theo cảm giác chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và ra nhiều mồ hôi.

Nguyên liệu:

  • 16 gram hoàng kỳ
  • 16 gram đằng sâm
  • 12 gram kinh giới
  • 12 gram bạch truật
  • 12 gram sài hồ
  • 8 gram thăng ma
  • 8 gram đương quy
  • 8 gram địa du
  • 8 gram hoa hòe.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả vị thuốc và để ráo nước
  • Kinh giới cho vào chảo và mang đi sao đen
  • Tiếp tục cho hoa hòe và địa du cho vào chảo và mang đi sao đen
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm
  • Thêm vào ấm 1 lít nước lọc
  • Tiến hành sắc lấy nước thuốc
  • Sau 45 phút sắc thuốc, tắt bếp
  • Chắt lấy lượng nước thuốc để uống, bỏ phần bã 
  • Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Đun ấm thuốc trước khi uống
  • Sử dụng 1 thang/ngày.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc Đông y từ vị thuốc Hoàng kỳ điều trị bệnh trĩ đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh trĩ và những triệu chứng đi kèm có dấu hiệu cải thiện.

Bài thuốc Đông y từ vị thuốc Kim ngân hoa điều trị bệnh trĩ 

Triệu chứng: Búi trĩ sa ra ngoài, xuất hiện cảm giác đau rát kèm theo ngứa ngáy tại vùng hậu môn, búi trĩ chảy máu, khó khăn khi đi đại tiện.

Nguyên liệu:

  • 16 gram kim ngân hoa
  • 20 gram hoàng bá
  • 12 gram ngũ vị tử
  • 12 gram phèn phi
  • 12 gram hoa kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc kim ngân hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa kinh giới
  • Cho kim ngân hoa, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa kinh giới đã rửa sạch vào nồi nước chứa 1 lít nước
  • Thực hiện đun sôi thuốc
  • Khi lượng nước thuốc còn 700ml thì cho lượng phèn phi đã chuẩn bị vào
  • Tiếp tục đun thuốc cho đến khi sôi thêm 5 phút, tắt bếp
  • Chờ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi có độ ấm thích hợp thì mang nước này ngâm, rửa búi trĩ và vùng hậu môn
  • Sử dụng 1 – 2 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc Đông y từ vị thuốc Kim ngân hoa điều trị bệnh trĩ mỗi ngày. Sau 10 – 14 kiên trì sử dụng bài thuốc bạn sẽ thấy tình trạng sa búi trĩ cải thiện. Bên cạnh đó tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó khăn trong việc đi đại tiện và tình trạng chảy máu do bệnh trĩ gây ra cũng được cải thiện một cách đáng kể.

Kết luận: Như vậy, bài thuốc chữa trĩ bằng Đông y sẽ an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe và không ảnh hưởng tới cấu trúc hậu môn. Đặc biệt, nguyên lý của Đông y trong chữa bệnh trĩ còn tập trung điều trị từ căn nguyên của bệnh nên vừa giúp người bệnh thoát khỏi bệnh trĩ, vừa phòng ngừa không cho bệnh tái phát.

Những điều cần lưu ý trong phòng ngừa biến chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ có di truyền không đã có câu trả lời. Vậy, người bệnh cần lưu ý những gì trong việc phòng ngừa biến chứng bệnh trĩ. Có thể nói, biến chứng bệnh trĩ rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần ghi nhớ một số quy tắc phòng ngừa dưới đây. Bởi bệnh có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nên người bệnh cần:

  • Tăng cần đủ lượng chất xơ mỗi ngày từ hoa quả, rau xanh, trái cây,... Các chuyên gia của Viện Dinh Dưỡng quốc gia khuyến nghị, trung bình mỗi ngày người trưởng thành phải cung cấp đủ 18 – 20g chất xơ, tương đương với 300g hoa quả tươi, rau xanh để ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển.
  • Thường xuyên đứng lên vận động, ít nhất 2 tiếng/lần và hạn chế giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu. Đối với những người có môi trường làm việc ngồi hoặc đứng quá lâu có thể tranh thủ đi lại hoặc ngồi, tránh khiêng vác nặng.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Có thể bao gồm nước ép trái cây, nước canh,...
  • Đại tiện khi có nhu cầu và không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Bởi đây là một trong những nguyên nhân khách quan dễ khiến cho tình trạng bệnh trĩ trở nên phức tạp và khó điều trị.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, bia rượu, chất kích thích hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh trĩ trở nên nguy hiểm và khó điều trị hơn.
  • Thăm khám và theo dõi bệnh trĩ theo định kỳ để sớm có hướng giải quyết và khắc phục kịp thời.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ có di truyền không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa biến chứng bệnh trĩ. Đối với trường hợp đang điều trị bệnh, cần tìm hiểu rõ từng giai đoạn của trĩ và những kiến thức cơ bản của từng giai đoạn để ngăn chặn sự phát triển.

Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh trĩ hay các bệnh xã hội, phụ khoa khác bạn hãy gọi đến hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ có di truyền không

bệnh trĩ có lây không

bệnh trĩ có tự khỏi không

bệnh trĩ có lây được không

bệnh trĩ có nguy hiểm không

cách chữa bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại

dấu hiệu bệnh trĩ

review chữa bệnh trĩ