Bệnh trĩ không nên làm gì và kiêng ăn gì tốt nhất?

Bệnh trĩ không nên làm gì, không nên ăn gì và nên ăn gì là điều mọi người rất quan tâm. Trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam với hơn 50% dân số mắc phải. Trĩ gây sưng, viêm tĩnh mạch trong hậu môn, khiến bệnh nhân đau đớn, chảy máu mỗi lần đại tiện. Để giảm những triệu chứng khó chịu này, người bệnh nên thay đổi lối sống khoa học, đơn giản hơn.

Bệnh trĩ không nên làm gì để cải thiện bệnh

Bệnh trĩ không nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? Thực tế, có nhiều người vì một số thói quen xấu dẫn đến hình thành bệnh trĩ. Do đó, bạn nên thay đổi những việc làm xấu dưới đây ngay từ hôm nay để mau khỏi bệnh nhé.

  • Ăn vội vàng

Nhai thức ăn chậm và tốt để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thói quen này thường bị bỏ qua trong cuộc sống hiện đại khi nhịp độ ăn uống, giao tiếp, làm việc đều tăng nhanh,... Nhai là giai đoạn đầu tiên của sự tiêu hóa đầy đủ và khỏe mạnh.

Một số người có thói quen ăn uống thất thường, bạ lúc nào ăn lúc đấy hoặc chỉ thích ăn thịt mà không ăn rau. Điều này khiến cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả và dễ dẫn đến táo bón.

  • Lười uống nước

Nước là chìa khóa giúp chất xơ hoạt động trơn tru, nước như một liều thuốc giải độc cho táo bón. Ngoài chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa, kích thích sự trao đổi chất nước còn giúp làm mềm phân, phòng chống táo bón.

Người mắc bệnh trĩ nên uống nước nhiều hơn để hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

  • Lười vận động

Tư thế đứng quá lâu hoặc ngồi nhiều sẽ tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, chèn ép và gây giãn tĩnh mạch trĩ, tăng khả năng mắc bệnh.

Hãy thay đổi thói quen lười vận động bằng cách thay đổi tư thế thường xuyên, đi dạo giữa buổi làm việc, hoặc tập thể dục mỗi ngày.

Tập thể dục thường xuyên còn giúp kích thích sự chuyển động của ruột, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

  • Nhịn đi đại tiện

Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, không có nhà vệ sinh phù hợp, đau đớn khi táo bón,... Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng. 

Tạo áp lực lớn lên hậu môn trực tràng do phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, càng khiến bạn khó đi cầu hơn nữa.

Hãy đi vào phòng tắm bất cứ khi nào sự thôi thúc nảy sinh. Ngoài ra, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu trên nhà vệ sinh, vì nó có thể dẫn giãn dây chằng trực tràng và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch trĩ. Nếu bạn căng thẳng và phải rặn nhiều khi đi đại tiện, nguy cơ bệnh trĩ lại càng tệ hại hơn.

Hãy nhớ khi ngồi trên bồn cầu, nhớ giữ cho đầu gối cao hơn hông bằng cách đặt hai bàn chân trên ghế thấp đặt phía trước mặt.

  • Biến nhà vệ sinh thành thư viện

Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bạn càng bị căng thẳng về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, ngồi lâu sẽ dồn nhiều áp lực lên các mạch máu hậu môn của bạn. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Hãy vào nhà vệ sinh khi cần thiết, không nên có tư duy tôi vào đó để giải trí, xem điện thoại, xem sách.

Nếu nhà vệ sinh của bạn có chồng sách hoặc tạp chí, hãy dọn sạch chúng.

  • Mang vác vật nặng

Mang vác vật nặng gây thêm áp lực lên hậu môn, gây trầm trọng thêm cho bệnh trĩ. Vì vậy, hãy tránh mang vác vật nặng bằng mọi giá.

Xem thêm: 10 cách chữa bệnh lòi dom hiệu quả và an toàn nhất

Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Ngoài việc quan tâm bệnh trĩ không nên làm gì, rất nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh trĩ nên kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm? Dưới đây là một số thực phẩm không nên ăn đã được chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo, người bệnh nên ghi nhớ.

  • Thực phẩm cay nóng

Các thức ăn cay nóng như ớt, tiêu sẽ kích ứng dạ dày, gây đau rát hậu môn khi đi cầu.

Các thức ăn này còn gia tăng nguy cơ táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.

Kiêng ăn cay nếu bạn không muốn sống chung với bệnh trĩ cả đời.

  • Thực phẩm ít chất xơ

Thiếu chất xơ là thủ phạm phổ biến nhất. Nếu thực phẩm bạn dung nạp không đủ hàm lượng chất xơ để cung cấp cho cơ thể, chứng táo bón có thể nặng nề thêm và khiến bệnh trĩ thêm tồi tệ. 

Người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm có ít chất xơ, tăng cường ăn các thực phẩm như rau củ, trái cây, thực phẩm nguyên hạt,...

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu

Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa làm cho bạn rơi vào cảnh táo bón thường xuyên, làm trầm trọng hơn căn bệnh trĩ.

  • Thực phẩm mặn

Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị rút bớt nước. Điều này làm cho phân trở nên khô cứng, người bệnh trĩ phải rặn nhiều khi đi đại tiện, rất có hại cho căn bệnh trĩ. 

Muối còn làm gia tăng áp lực lên các mạch máu và tế bào khiến cho búi trĩ sưng to và gây đau đớn.

  • Bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển, gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở hậu môn mỗi khi đi ngoài.

  • Đồ uống có gas hoặc chứa cồn

Một khi đã bị trĩ bạn nên hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà đặc và nói không với rượu bia. Lý do bởi khi vào cơ thể chúng làm gia tăng áp lực lên thành ruột và khiến cho bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm: Lòi dom là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Như vậy, bệnh trĩ không nên làm gì đã có câu trả lời. Vậy bệnh trĩ có nên ăn rau muống không? Như mọi người đã biết, rau muống là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong bữa cơm gia đình Việt. Để biết rau muống có tốt với người mắc bệnh trĩ không, theo dõi nội dung dưới đây.

Theo đông y, rau muống được biết đến là loại rau có vị ngọt, hơi lạnh, có khả năng thanh nhiệt, thông đại tiện, lương huyết chỉ huyết, giải độc cho cơ thể.

Theo tây y thì rau muống được biết tới là loại rau có nhiều chất kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm, giảm sự căng tức ở tĩnh mạch, tiêu sưng và hạn chế sự phù thũng giảm sự hình thành các búi trĩ. Đối với những người đi ngoài ra máu thì sử dụng rau muống rất tối vì rau muống có chứa nhiều sắt, đây chính là nguyên liệu giúp cho ngăn ngừa thiếu máu cho cơ thể.

Vì những điều trên mà các chuyên gia thường khuyên mọi người nên dùng nhiều rau muống. Đặc biệt là những người bị bệnh trĩ nên sử dụng rau muống để có thể giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và hạn chế tình trạng phân bị bón cục, tránh gây nên tình trạng táo bón lâu ngày sẽ hình thành bệnh trĩ.

Một số lưu ý khi sử dụng rau muống:

  • Rau muống có tác dụng tốt đối với người bệnh trĩ, tuy nhiên thì không thể điều trị khỏi bệnh trĩ khi chỉ dùng mình rau muống. Vì vậy những người bệnh trĩ cần phải tìm tới bác sĩ chuyên qua để được kiểm tra và điều trị theo đúng phương pháp y học hiện nay.
  • Không được ăn rau muống sống bởi trong rau muống sống tồn tại nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những cơn đau bụng và tiêu chảy kèm theo dị ứng. Vì vậy chỉ nên sử dụng rau muống khi rau đã chín sau khi chế biến.
  • Một số người không nên ăn rau muống bao gồm là: Người đang bị thương trên da, người bị bệnh khớp, người bị sỏi thận thì không nên ăn rau muống để tránh cho tình trạng bệnh phát triển nặng. Ngoài ra khi dùng rau muống thì người bệnh không được dùng chung với những thực phẩm như sữa chua, sữa bò, pho mát,... bởi khi sử dụng chung sẽ gây biến đổi chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: Mổ trĩ bao lâu thì khỏi? Nên mổ trĩ bằng phương pháp nào?

Bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào cho đúng?

Có thể nói, bệnh trĩ không nên làm gìbệnh trĩ nên ăn uống như thế nào cho đúng là những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Khi phát hiện những triệu chứng trĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh như sau:

  • Uống nhiều nước

Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh,...) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.

Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau,...

Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.

Nước trái cây cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày

Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.

Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.

  • Ăn thức ăn có nhiều chất xơ

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ  nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.

Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây,...

  • Sử dụng thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.

Khoai lang cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bị bệnh trĩ.

Măng: có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.

Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt,...

  • Ăn thức ăn nhiều chất sắt

Người bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen),...

Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.

Thịt rùa bổ máu giúp những người bị trĩ đại tiện ra máu nhiều

Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ lòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

  • Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ

Dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

  • Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ

Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má,... cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.

Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những triệu chứng của bệnh trĩ.

Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ đúng cách, an toàn

Bệnh trĩ ăn trái cây gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả

Ngoài vấn đề bệnh trĩ không nên làm gì, bệnh trĩ không nên ăn gì thì vấn đề bệnh trĩ ăn trái cây gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số loại trái cây có chức năng làm giảm tổn thương mạch máu, hỗ trợ giảm triệu chứng khó đại tiện, đau rát, táo bón,... do trĩ gây ra.

  • Việt quất giúp bảo vệ thành mạch

Việt quất có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều loại vitamin như vitamin K, C và A. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, việt quất có khả năng kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng khó tiêu và táo bón.

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây chèn ép lên mạch máu ở trực tràng và làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh trĩ. Vì vậy nếu thường xuyên bổ sung việt quất vào chế độ ăn, bạn có thể hạn chế được tình trạng táo bón và đau rát khi đại tiện.

Ngoài ra, anthocyanin – một flavonoid trong việt quất còn có khả năng chống oxy hóa và tăng độ bền của thành mạch. Từ đó hạn chế hiện tượng sung huyết ở búi trĩ và ngăn ngừa chảy máu, nhiễm trùng ở cơ quan này.

  • Đu đủ cải thiện chức năng tiêu hóa

Đu đủ là một trong những loại trái cây có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Lý do là trong loại trái cây này chứa enzyme papain – có tác dụng phá vỡ chuỗi protein trong thịt và các thực phẩm khó tiêu hóa khác.

Ngoài ra, hàm lượng carotenoids trong đu đủ còn có tác dụng giảm viêm và cải thiện cơn đau do búi trĩ gây ra. Bằng cách bổ sung đu đủ 2 – 3 lần/ tuần, bạn có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và cải thiện viêm, đau rát do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn đu đủ chín. Sử dụng đu đủ còn sống có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa.

  • Bơ chứa nhiều năng lượng

Bên cạnh việc bổ sung ngũ cốc, bạn có thể thay thế bữa sáng bằng các món ăn từ bơ. Bơ là loại trái cây có lượng carbohydrate cao nhưng lại dễ tiêu hóa và hấp thu.

Do đó loại trái cây này thường được bổ sung trong chế độ ăn của những người mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn, bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích,...

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng trong bơ như vitamin E, vitamin B5, B6, K, C, kali, folate,... còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.

  • Chuối thúc đẩy hoạt động của đường ruột

Chất xơ, nguyên tố vi lượng và vitamin trong chuối có khả năng thúc đẩy hoạt động của đường ruột, hạn chế đầy bụng, khó tiêu,... Ngoài ra việc bổ sung chuối thường xuyên còn giúp phân mềm và dễ dàng được đào thải.

Hơn nữa chuối còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, có khả năng phục hồi các tế bào tổn thương, tăng sức bền thành mạch và hạn chế hình thành các gốc tự do trong cơ thể.

  • Nước ép lựu

Lựu là loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Các chất này có khả năng bảo vệ tế bào, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bệnh nhân trĩ sử dụng nước lựu trong khẩu phần ăn có thể giảm mức độ tổn thương ở trực tràng và cải thiện tình trạng sung huyết.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và E trong quả lựu còn có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

  • Dừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Các nghiên cứu cho thấy, nước dừa giúp trung hòa acid trong dạ dày và kích thích nhu động ruột. Từ đó thanh lọc, giải độc cơ thể và hạn chế hiện tượng táo bón, đầy hơi,... Chính vì vậy khi uống nước dừa thường xuyên, bệnh nhân trĩ ít gặp phải tình trạng khó khăn và đau rát khi đại tiện. 

Tuy nhiên uống nhiều nước dừa có thể gây hạ huyết áp, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khoảng 200ml nước dừa/ ngày và chỉ nên uống sau khi đã ăn no.

  • Dưa hấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Dưa hấu chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và thành phần cần thiết cho cơ thể, như:

Vitamin C: Ngăn ngừa hiện tượng oxy hóa tế bào và phục hồi các mô bị tổn thương.

Cucurbitacin E: Là hợp chất thực vật có khả năng giảm viêm và chống oxy hóa. Bổ sung thành phần này có thể ngăn ngừa hiện tượng viêm và sưng huyết ở trực tràng.

Lycopene: Có khả năng ngăn ngừa ung thư ở cơ quan tiêu hóa và ức chế sự phát triển kích thước ở búi trĩ.

Ngoài ra dưa hấu còn có khả năng kích thích tiêu hóa và tăng cường nhu động ruột. Bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn hàng ngày có thể giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu và đau rát khi đại tiện.

  • Táo giàu vitamin B

Vitamin B (thiamin, vitamin B6, riboflavin) trong táo có khả năng duy trì số lượng hồng cầu trong máu và ổn định hoạt động của hệ tuần hoàn. Do đó khi ăn táo thường xuyên, bệnh nhân trĩ có thể hạn chế được tình trạng ứ huyết tại trực tràng và hậu môn.

Ngoài ra, hoạt chất phytonutrients trong táo còn bảo vệ các mô tổn thương, ngăn chặn tác động bất lợi của gốc tự do và tăng cường miễn dịch.

Tương tự như các loại trái cây khác, táo cũng chứa hàm lượng chất xơ, nước và vitamin dồi dào. Vì vậy khi thu nạp loại trái cây này, bệnh nhân trĩ có thể hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đại tiện.

  • Anh đào giúp giảm viêm mạnh mẽ

Polyphenol trong quả anh đào có khả năng giảm viêm mạnh. Do đó, nước ép từ loại quả này còn được ứng dụng trong điều trị các tình trạng viêm mãn tính như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,...

Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C và A dồi dào, quả anh đào còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ổn định chức năng tiêu hóa và giảm táo bón.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ không nên làm gì, không nên ăn gì và nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh rồi đúng không? Nếu sử dụng lối sống khoa học như trong bài mà bệnh không khỏi, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để tìm hướng điều trị hiệu quả hơn. 

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ không nên làm gì

bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì

bệnh trĩ kiêng ăn rau gì

bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào

bệnh trĩ không nên ăn những gì

bệnh trĩ ăn trái cây gì

bệnh trĩ có nên ăn rau muống không

bị trĩ nên uống thuốc gì

thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ