Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bị trĩ khi mang thai, nhiều thai phụ lo lắng, sợ hãi việc điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai kỳ. Vậy cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé. 

Bệnh trĩ là trình trạng giãn các tĩnh mạch trực tràng và là một trong những phiền toái tương đối phổ biến trong thời kỳ mang thai, xảy ra ở khoảng 20-50% phụ nữ mang thai.

Tại sao bệnh trĩ xảy ra trong thai kỳ?

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu, hãy tìm hiểu vì sao bệnh trĩ xảy ra trong thai kỳ? Thực tế, nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ rất khó xác định. Các bác sĩ lưu ý một số yếu tố như di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, mang thai,...

Bài này đề cập bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai. Vì sao trong thai kỳ bệnh trĩ dường như nặng hơn, là do:

  • Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung gây áp lực lên tất cả nội tạng và mô của người mẹ. Tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới gây cản trở sự tuần hoàn tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng trực tràng. Vì vậy, lượng máu lưu thông trong các tĩnh mạch này kém, làm giãn tĩnh mạch.
  • Hormone progesteron tăng lên khi mang thai cũng gây ra giãn nỡ các mạch máu, gồm cả các tĩnh mạch, vì vậy chúng có xu hướng sưng và to hơn.
  • Một yếu tố khác góp phần là sự gia tăng tổng thể lượng máu tuần hoàn của người mẹ. Để bé được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, lưu lượng máu của người mẹ sẽ tăng lên 40% so với bình thường. Nên làm lưu lượng qua tĩnh mạch chủ dưới cũng bị tăng lên, kèm tĩnh mạch vùng trực tràng.

Xem thêm: Bệnh trĩ cấp độ 4 và phương pháp điều trị triệt để

Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai

Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai sớm sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc tìm cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu. Có hai dạng trĩ phổ biến và được nhắc tới nhiều nhất hiện nay là trĩ nội và trĩ ngoại. 

  • Nếu là trĩ nội, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. 
  • Trĩ ngoại tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho.

Nếu bạn nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. Hãy chuẩn tinh thần vì chúng không phải thứ đẹp đẽ để nhìn.

Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình bị trĩ mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.

Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác.

Nếu bạn lo lắng hãy kiểm tra hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu bạn chưa từng trải qua trước đó.

Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà không cần phẫu thuật

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Ngoài việc quan tâm cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu, rất nhiều người bệnh còn thắc mắc bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Đối với câu hỏi này, Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết:

Hiện tại chưa có chỉ định sinh mổ nào đưa ra đối với phụ nữ mang thai bị trĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ hiện tại nặng hay nhẹ và sức khỏe của bà bầu tốt hay không từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên bà bầu bị trĩ có sinh thường được không.

Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ: Sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên trong quá trình rặn đẻ có thể gặp tình trạng là các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng: Các búi trĩ sa ra ngoài, đi kèm với các hiện tượng chảy máu, tắc mạch, sa nghẹt hậu môn,... thì có thể tham khảo phương pháp sinh mổ. Các bà bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kĩ thông tin, các mặt lợi, hại của 2 cách này, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều chị em quan không không kém chủ đề cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu. Cũng theo Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết, chị em bầu bí tuyệt đối không được chủ quan với với căn bệnh này, đừng có suy nghĩ “sống chung với lũ”. 

Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Mắc bệnh trĩ khi mang thai mang lại một số ảnh hưởng lên sức khỏe bà bầu như:

  • Khó khăn trong việc đi cầu, đau rát hậu môn, chảy máu. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu. Trong trường hợp thiếu máu nặng do chảy máu quá nhiều dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, nhanh mệt.
  • Tắc mạch do xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch, khiến các cơ vòng của hậu môn bị nghẹt, máu không thể bơm và lưu thông, bà bầu sẽ cảm thấy rất đau rát.
  • Búi trĩ sa có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ chu vi hậu môn. Sa nghẹt gây đau đớn cho bà bầu và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.
  • Tổn thương trĩ dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho bà bầu, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.
  • Nứt hậu môn khiến bà bầu đau đớn khi đi tiểu.
  • Khi sinh em bé sẽ gặp nhiều đau đớn và khó khăn trong và sau khi sinh con.

Mẹ bầu bị bệnh trĩ có ảnh hưởng tới con không thì chưa có cơ sở bằng chứng cho thấy mối liên hệ này. Vì những ảnh hưởng trên sức khỏe bà bầu, các bác sĩ vẫn khuyên các mẹ không được quá chủ quan với bệnh trĩ. Khi phát hiện ra bệnh cần sớm chữa trị ngay để bệnh không tiến triển nặng thêm.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ nặng như thế nào [5 địa chỉ điều trị uy tín]

Các cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả

Các cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả là những cách nào? Trong nội dung bên dưới, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai bằng thuốc, bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, bằng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất,...

1. Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì?

Thuốc chữa bệnh trĩ có thể giúp khắc phục nhanh các triệu chứng bệnh trĩ, song khi mang thai thì việc sử dụng bị hạn chế. Đừng hi vọng chữa khỏi bệnh trĩ khi mang thai, thường các mẹ phải “sống chung với lũ” cho đến khi em bé ra đời. Thông thường chỉ một số loại thuốc sau được dùng phổ biến để làm thuyên giảm các biểu hiện bệnh trĩ cho bà bầu:

  • Gel bôi trơn

Sử dụng sau mỗi lần đại tiện, dùng một lượng kem vừa phải bôi vào bên trong thành ống hậu môn. Cần thực hiện đúng theo hướng dẫn, thao tác thực hiện nhẹ nhàng để không làm xước da và nhiễm trùng da.

  • Bôi thuốc ngoài da làm từ cây phỉ

Chỉ cần dùng bông đã tiệt trùng thấm nước cây phỉ và nhẹ nhàng đắp vào vùng hậu môn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Chiết xuất nước cây phỉ được coi là chất làm se tự nhiên, giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Bôi cồn thuốc kim sa

Dùng một thìa canh cồn thuốc kim sa pha vào một lít nước sạch rồi đổ hỗn hợp này vào chai bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần lấy bông thấm dung dịch để đắp vào hậu môn, không cần rửa lại. Thực hiện 2 lần mỗi ngày cũng cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, nếu bị táo bón trầm trọng thì các mẹ cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để thông tiện. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc trị táo bón nào, gel bôi trơn hay thuốc bôi chữa trĩ nào với liều lượng ra sao,... cần được sự cho phép của bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện dùng bất cứ một loại thuốc trị bệnh trĩ nào bởi có thể gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc thay đổi rất nhiều thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng như thực hiện các mẹo nhỏ khác cũng vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, giúp giảm đau và tinh thần thoải mái hơn. Chính vì vậy, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai an toàn nhất.

Xem thêm: 26 bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà tiết kiệm, đơn giản

2. 10 cách tự điều trị bệnh trĩ khi mang thai tại nhà

Thời kỳ mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm bởi bất cứ một tác động nào không tốt cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mà có khá nhiều chị em lo lắng không biết bà bầu bị trĩ thì phải làm sao để loại bỏ căn bệnh khó chịu này mà vẫn đảm bảo an toàn cho con của mình.

Một số cách khắc phục phần nào bệnh trĩ khi mang bầu tự nhiên dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:

Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm

Nước ấm giúp giảm đau, rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng cho bà bầu khi bị trĩ. Bạn có thể ngâm mình trong bồn chứa nước ấm 15-20 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen hai lần một ngày.

Áp dụng mẹo này hàng ngày sẽ giúp khu vực hậu môn được sạch sẽ và giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị bệnh. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm. Đừng mặc đồ trong khi hậu môn còn ẩm ướt bởi đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy dữ dội hơn. 

Chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau trĩ khi mang bầu

Một trong những biện pháp khắc phục chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn và dễ thực hiện nhất đó chính là sử dụng túi nước đá. Bạn có thể lấy một miếng sạch có chất liệu mềm mại và đặt vài viên đá vào đó, nhẹ nhàng áp lên khu vực bị ảnh hưởng.

Chườm nước đá rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.

Hãy năng động và tập thể dục thường xuyên

Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là hoạt động và tập thể dục đều đặn, điều này cũng không ngoại lệ đối với phụ nữ mang thai. Một số bộ môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội hay bài tập kegel có thể giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, kích thích nhu động ruột, giảm táo bón. Qua đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ tập luyện hợp lý nhất khi mang thai. Việc tập thể dục quá sức sẽ gây phản tác dụng, thậm chí đe dọa sinh non, sảy thai.

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng hoa hòe và hoa mướp

Với trường hợp bệnh trĩ chảy máu các mẹ có thể dùng đến bài thuốc gồm 10g hoa hòe và 20g hoa mướp. Hai thành phần này chúng ta đem hãm chung với nhau bằng nước sôi trong khoảng 20 phút. Mỗi lần hãm, ta hãm với vài lần nước để uống thường xuyên trong ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh trĩ rất tốt.

Đắp hoa mướp đắng

Để chữa trĩ cho bà bầu, có thể dùng hoa mướp đắng rửa sạch để đáp vào hậu môn nhằm khắc phục tình trạng búi trĩ lòi ra. Nên đắp thường xuyên thì mới có hiệu quả.

Đắp hoa thiên lý

Các mẹ hãy lấy 100gr lá thiên lý non giã cùng 5 gr muối ăn sau đó trộn khoảng 300 ml nước ấm. Phần nước thấm bông để đắp búi trĩ 1-2 lần một ngày. Nên cố gắng uống thêm 3-4 chén nước hoa thiên lý để tăng hiệu quả. Giống như nước rau diếp cá, nước hoa thiên lý cũng có tác dụng rất tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ.

Xông hơi lá diếp cá trị bệnh trĩ khi mang thai

Thành phần Quercetin và Isoquercetin có trong lá diếp cá được cho là có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho bà bầu bị trĩ. Ngoài ra, đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên của tinh dầu lá diếp cá sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ.

Cách sử dụng: Bạn lấy lá diếp cá tươi đem nấu nước, đổ ra một cái bô sạch và ngồi lên trên xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt xác lá diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khá thân thiện với sức khỏe. Chính vì vậy, nó thường được dân gian sử dụng để khắc phục nhiều vấn đề chị em gặp phải trong thai kỳ, bao gồm cả bệnh trĩ.

Bạn có thể lấy một cục bông gòn thấm dầu dừa và bôi vào hậu môn 2-3 lần/ ngày. Tốt nhất nên thoa dầu dừa ngay sau khi đi cầu để giảm kích ứng cho khu vực ảnh hưởng.

Khắc phục bệnh trĩ khi mang bầu bằng nha đam tươi

Gọt bỏ vỏ nha đam và lấy gel của nó bôi lên búi trĩ 2 lần một ngày. Theo lý giải của nhiều người, trong nha đam có nhiều hoạt chất quý như bradykinase, anthraquinon và các vitamin A, B, C, E. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau, kích thích tổn thương mau lành.

Ngoài ra, nhiều người còn nấu nha đam lấy nước uống để phòng chống táo bón, đẩy lùi bệnh trĩ từ bên trong. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều nha đam theo đường miệng có thể làm hạ đường huyết, gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao. Để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Đẩy lùi bệnh trĩ khi bầu bí bằng một chế độ ăn uống khoa học

Những thứ chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ. Chính vì vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết, không chỉ riêng đối với bà bầu bị bệnh trĩ mà với tất cả những đối tượng đang mắc căn bệnh này.

Liên quan đến vấn đề này bà bầu cần chú ý:

  • Uống đủ nước: Uống tối thiểu 2 lít nước một ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa được táo bón và giảm thiểu sự khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
  • Thêm chất xơ vào bữa ăn từ các nguồn thực phẩm như hạt chia, rau xanh, cà rốt, ngũ cốc các loại,...
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng, giúp việc đi cầu được dễ dàng và không gây đau. Chúng bao gồm rau mồng tơi, rau đay, đu đủ, khoai lang, bắp,...
  • Sử dụng sữa chua và các loại thức uống bổ sung men vi sinh sẽ giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, qua đó giúp bà bầu kiểm soát được bệnh trĩ.
  • Nếu bệnh trĩ gây chảy máu khi đi cầu, hãy cân nhắc thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt vào thực đơn. Chất này được tìm thấy trong thịt gia cầm, thịt bò, gạo đỏ, đậu phụ, quả nam việt quất, cà chua.

Một số lưu ý:

Các mẹ cần lưu ý trong giai đoạn mang bầu và cho con bú, dù cơn đau trĩ có nghiêm trọng như thế nào chị em cũng không được sử dụng thuốc Tây trừ khi bác sĩ cho phép. Thông thường các phương pháp tự nhiên vừa kể ở trên sẽ là giải pháp rất tốt để chữa trĩ cho bà bầu nhưng cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Thông qua nội dung trong bài, mọi người đã biết các cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả rồi đúng không? Nếu áp dụng những phương pháp trên không thấy đỡ, mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới mẹ và bé. 

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu

cách làm co búi trĩ cho bà bầu

cách co búi trĩ cho bà bầu

xông trĩ cho bà bầu

chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá

mang thai bị trĩ dùng thuốc gì

bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao

bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không

cách chữa bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu