Cần làm gì nếu bị đau sau khi cắt trĩ? Cách khắc phục

Ngoài xuất huyết và đại tiện không tự chủ thì triệu chứng đau sau khi cắt trĩ cũng là tình trạng khá phổ biến của hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật. Vậy nên làm gì khi vừa cắt trĩ xong bị đau? Hiện tượng này có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

Đau sau khi cắt trĩ nên làm gì để khắc phục cơn đau?

Đau sau khi cắt trĩ nên làm gì để khắc phục cơn đau? Sau thực hiện phẫu thuật cắt trĩ, do miệng vết thương nằm ở khu vực hậu môn, nếu không cẩn thận dễ xảy ra viêm nhiễm. Đây là một trong những tác nhân dẫn tới hiện tượng đau đớn sau phẫu thuật trĩ. Vì vậy, để giảm thiểu đau đớn do cắt trĩ, người bệnh cần chú ý trong việc xử lý vết thương như sau:

  • Thao tác khi phẫu thuật nên nhẹ nhàng để giảm bớt sự tổn thương một số mô khu vực hậu miệng hậu môn.
  • Vệ sinh vết thương bằng nước ấm, có thể ngâm trong nước ấm kết hợp xoa bóp khoảng 15 phút mỗi lần, đều đặn mỗi ngày 1 lần để tăng tuần hoàn máu, giảm sưng đau và hạn chế gây viêm.
  • Có thể dùng thuốc mỡ để bôi vào miệng vết mổ để tránh viêm nhiễm và giảm đau, tuy nhiên phải qua tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt nếu đau sau khi cắt trĩ

Thay đổi thói quen sinh hoạt nếu đau sau khi cắt trĩ là một trong những bước quan trọng để bệnh nhân giảm thiểu tình trạng đau đớn. Có thể nói, việc vết mổ lành nhanh hay chậm còn do nguyên nhân phát sinh trong quá trình khắc phục bệnh trĩ. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau.

1. Chế độ ăn uống

Ăn rau hoa quả và rau xanh, không ăn cay, không uống rượu. Uống nhiều nước, uống nhiều thức uống có chức năng nhuận tràng như mật ong, để việc đi vệ sinh dễ dàng, giảm thiểu các kích thích lên miệng vết thương, giảm mức độ đau đớn.

Điều trị khỏi hẳn bệnh trĩ không chỉ dựa vào phương pháp điều trị hay trình độ chuyên môn của bác sĩ mà còn do chế độ ăn uống của người bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm cho bệnh nhân trĩ, giúp giảm đau sau khi cắt trĩ:

  • Nghệ

Dân gian xem nghệ như bài thuốc quý trong điều trị vết thương và làm liền da nhanh. Nghệ tươi nên chọn những củ có màu sẫm, giã nát, vắt lấy nước rồi bôi trực tiếp vào vết thương. Ngoài ra, chế biến các thức ăn từ nghệ cũng giúp vết mổ nhanh lành hơn.

  • Khoai lang

Khoai lang vốn là loại thực phẩm nhiều chất xơ vì thế chống táo bón rất tốt. Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật trĩ nên ăn khoai lang để quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn, vết thương từ đó cũng nhanh lành, giảm đau đớn.

  • Canh rau ngót

Ăn nhiều canh rau ngót giúp giảm đau, liền da, đặc biệt đối với người mổ trĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế những gợi ý trên bằng các loại rau xanh cùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ khác để làm phong phú bữa ăn mà vẫn đảm bảo được mục đích giảm đau sau khi cắt trĩ.

  • Uống nhiều nước

Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ nên bổ sung đủ lượng nước để hạn chế táo bón và khiến cho quá trình đào thải diễn ra thuận lợi hơn. Nước còn giúp cho quá trình tuần hoàn diễn ra mạnh mẽ, các mạch máu dưới hậu môn cũng vì thế mà giảm căng thẳng, bớt đau đớn.

2. Về mặt tâm lý

Y tá nên tạo niềm tin với người bệnh: giới thiệu những kiến thức có liên quan về việc bị đau, làm giảm lo lắng, giúp cho tinh thần thoải mái, phân tán sự chú ý. Chăm sóc tâm lý bệnh nhân là điều vô cùng quan trọng, giới thiệu cho người bệnh một vài kiến thức về giảm đau, để cho người bệnh chuẩn bị tâm lý về việc sẽ bị đau sau khi làm phẫu thuật.

Giúp đỡ bệnh nhân chọn một tư thế chính xác, những điều kiện để người bệnh cảm thấy thoải mái như giường chiếu sạch sẽ, phòng có ánh sáng tốt và thông thoáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tránh tiếng ồn và ánh sáng chói.

3. Phương pháp thư giãn suppository

Thông thường, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được hướng dẫn một số phương pháp thư giãn, tránh sự tập trung cao độ vào vết thương. Y tá có thể hướng dẫn bệnh nhân một vài cách giúp giảm đau, như nghe nhạc, hít thở, tập khí công của Trung Quốc, Yoga của Ấn Độ,... Các bài tập này có tác dụng thả lỏng các cơ, giảm căng cơ thì các cơn đau sẽ được hạn chế.

Suppository là phương pháp thường dùng sau khi làm phẫu thuật. Với tác dụng rõ rệt trong việc bảo vệ miệng vết thương, giảm ma sát giữa phân và miệng vết thương, giảm đau sau khi làm thủ thuật, khi đi vệ sinh và tình trạng bị sa ra ngoài hậu môn.

4. Chế độ sinh hoạt

  • Hạn chế các công việc mang, vác nặng nhọc tránh các tác động làm cho áp lực bụng tăng và làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích khi mới phẫu thuật mổ trĩ.
  • Không nên tạo áp lực quá lớn cho hậu môn trong khi đại tiện, lưu ý là nên làm vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện.
  • Vận động thể lực, chơi một số môn thể thao như bơi lội, thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày đều đặn 30 phút điều đó sẽ giúp bạn chóng lành bệnh.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã biết nên làm gì khi bị đau sau khi cắt trĩ đúng cách và an toàn. Chúng tôi khuyên rằng dù bất cứ một vấn đề nào liên quan đến sức khỏe thì người bệnh cũng không nên xem thường. Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không tiến triển nghiêm trọng và từ đó cũng không cần dùng đến bất kỳ phương pháp tác động đến búi trĩ.

Xem thêm: Thuốc và cách giảm đau trĩ giúp người bệnh dễ chịu hơn

Cách giảm đau sau khi cắt trĩ: Nên ăn gì và kiêng gì?

Cách giảm đau sau khi cắt trĩ: Nên ăn gì và kiêng gì? Cắt trĩ thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn 3, giai đoạn 4. Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng nặng nề như sa búi trĩ, tắc mạch búi trĩ, hoại tử,... Nếu không có chế độ ăn uống, kiêng khem phù hợp sau cắt trĩ, nguy cơ bệnh tái phát trở lại là rất cao.

1. Sau cắt trĩ nên ăn gì tốt nhất?

Sau cắt trĩ nên ăn gì tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đau đớn, xuất huyết, đại tiện không tự chủ,... Có thể nói, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng để giảm thiểu trĩ tái phát trở lại. Những thực phẩm nên ăn là: 

  • Ăn đủ chất đạm, chất béo

Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là bệnh nhân phải ăn uống đầy đủ chất đạm (protein). Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt nạc, đậu phụ, các loại đậu, nhất là đậu nành. Nên dùng vừa phải các sản phẩm từ sữa vì có thể gây táo bón. Nên ăn thêm sữa chua, phô mai để giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, tránh táo bón.

Bổ sung chất béo từ dầu thực vật khi chế biến thức ăn. Không ăn hoặc hạn chế ăn chất béo từ động vật, tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún; tránh ăn da gà, vịt.

  • Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất trong trái cây, rau củ quả tươi rất cần thiết để lành vết mổ. Tuy nhiên cần cân đối ăn vừa đủ, tránh ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, khiến bệnh nhân phải trung tiện nhiều, có trường hợp gây tiêu chảy.

Đặc biệt vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi,...

Vitamin A làm vết thương nhanh lành. Các thực phẩm có nhiều betacaroten – tiền vitamin A là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ,...

  • Chất xơ

Chế độ ăn giàu rau xanh và củ quả giúp tránh bị táo bón, nguyên nhân chính khiến gia tăng nguy cơ bệnh trĩ. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, xu hướng sử dụng đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, ít chất xơ và rau xanh đang ngày càng tăng nhanh.

Cần từ bỏ thói quen không tốt này và tăng cường thêm nhiều chất xơ trong các bữa ăn. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu,...

  • Uống nhiều nước

Nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, làm mềm phân, phòng táo bón. Các bác sĩ khuyên từ 1 đến 2 giờ nên uống một cốc nước khoảng 100ml, mỗi ngày nên uống từ 1,5 lít đến 2,5 lít tùy theo nhu cầu của cơ thể và công việc. 

Đặc biệt, những bạn ngồi nhiều trong phòng điều hòa mát không có cảm giác khát, thường quên uống nước, nên duy trì thói quen uống nước thường xuyên hơn.

2. Sau cắt trĩ nên kiêng gì để bệnh không tái phát

Sau cắt trĩ nên kiêng gì để bệnh không tái phát, không chịu nhiều đau đớn. Như vậy, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể sau phẫu thuật trĩ. Người bệnh nên kiêng những điều dưới đây:

  • Ngồi hoặc đứng quá lâu

Do vận động ít, ngồi nhiều, áp lực lên búi trĩ cũng tăng cao, cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ tái phát. Nếu do đặc thù công việc cần ngồi nhiều, ít vận động thì thì nên tập thói quen nghỉ ngơi, đi lại 5 đến 10 phút mỗi giờ. Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút.

  • Vệ sinh hậu môn

Cần chú trọng vấn đề vệ sinh sau mổ trĩ. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm ôxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết.

Khi đi vệ sinh xong cần rửa sạch bằng nước. Sau đó thấm khô hậu môn, bôi dung dịch sát khuẩn là betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen.

Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, không ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Táo bón

Sau mổ trĩ nên tránh táo bón để gia tăng áp lực lên búi trĩ đang bị tổn thương. Tuy nhiên cũng không nên đi đại tiện quá nhiều lần trong ngày, dễ gây chảy máu tại vết thương vừa mới mổ.

Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn. Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu. Ngoài ra, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

  • Rượu bia, thực phẩm cay nóng, chất kích thích

Sau mổ trĩ vài ngày, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên tuyệt đối không lạm dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế các chất cay nóng như ớt, tiêu.

Xem thêm: 7 cách phòng ngừa bệnh trĩ được bác sĩ chia sẻ

Hướng dẫn cách vệ sinh đúng sau khi cắt trĩ 

Hướng dẫn cách vệ sinh đúng đắn để tránh tình trạng đau sau khi cắt trĩ nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, độ 3, độ 4. Khi các phương pháp điều trị nội khoa không phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, nếu vệ sinh sau cắt trĩ không đúng, bệnh trĩ vẫn có khả năng tái phát trở lại, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương sau phẫu thuật cắt trĩ không chỉ có tác dụng giúp vết thương nhanh phục hồi. Điều này còn giúp người bệnh phòng ngừa một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt trĩ. Những biến chứng là: Bí tiểu, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng tại chỗ, da thừa,...

Vậy vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách như thế nào? Dưới đây là một số hướng dẫn vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách bạn nên biết.

Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo, phương pháp PPH là những phương pháp hay được sử dụng. Tuy các phương pháp này đều thực hiện cắt búi trĩ từ bên trong, nhìn bên ngoài hậu môn sẽ không có thương tổn nhiều nhưng việc vệ sinh hàng ngày vẫn cần được thực hiện kĩ giúp vết thương mau lành, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, đau lâu.

Chuẩn bị: một chậu rửa lớn đã rửa sạch, đảm bảo người bệnh có thể ngồi vào được, vải mềm hoặc khăn xô (loại khăn mềm và mịn hay dùng cho trẻ sơ sinh), băng vệ sinh.

Các bước rửa vệ sinh hậu môn:

  • Bước 1: Sau khi đại tiện xong, người bệnh không dùng giấy lau để tránh vết thương bị cọ sát gây thương tổn, vụn giấy có thể dính vào hậu môn. Dùng vòi hoa sen xịt, rửa sạch hậu môn (nên để gần nhằm giảm áp lực từ vòi nước vào vết thương).
  • Bước 2: Dùng chậu đã chuẩn bị, lấy một lượng nước ấm vừa đủ để có thể ngâm rửa hậu môn. Cho thuốc Bethadin 10% vào chậu khoắng đều nhìn giống màu nước chè tươi). Nếu có điều kiện, bạn có thể rửa bằng nước lá đun sôi để nguội như lá trầu không, lá chè càng tốt.
  • Bước 3: Ngồi vào chậu, dùng tay rửa sạch hậu môn. Rửa nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương và bị đau hậu môn.
  • Bước 4: Dùng khăn xô mềm đã chuẩn bị lau khô, và sát khuẩn lại bằng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,... Ở giai đoạn lành vết thương, có thể bạn cảm thấy ngứa nhẹ hậu môn, vì vậy dùng dung dịch xanh methylen sẽ giúp bớt ngứa.
  • Bước 5: Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm hoặc băng.

Lưu ý:

  1. Không chỉ sau khi đi đại tiện, những ngày đầu sau phẫu thuật nếu cảm thấy hậu môn bị nhờn bẩn thì có thể thực hiện cách rửa như trên.
  2. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, vết thương có thể thấm dịch màu hồng, nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm ôxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết.

Một số lưu ý sau phẫu thuật cắt trĩ người bệnh nên biết

Một số lưu ý sau phẫu thuật trĩ người bệnh nên biết để tránh tình trạng đau sau khi cắt trĩ, tránh xuất huyết, tránh đại tiện không tự chủ,... Cụ thể những lưu ý đó là gì? Theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

1. Vận động nhẹ nhàng

Việc vận động mạnh có thể khiến vết thương bị chảy máu bên trong, gây đau đớn và có thể nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, đi nhanh. Tuy nhiên, việc nằm nhiều, không vận động lại là một thói quen không tốt khiến vết thương lâu lành và cơ thể hay mệt mỏi.

2. Tái khám theo đúng lịch của bác sĩ

Thông thường, vết thương sẽ ngưng chảy dịch và chất nhầy sau 7 – 10 ngày. Nhưng nếu người bệnh thấy có những hiện tượng bệnh thường như: chảy máu, ra dịch trong thời gian lâu (nhiều hơn 10 – 15 ngày), vết mổ bị đau lâu,... thì cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hướng khắc phục bất ổn kịp thời

3. Tuân thủ cách dùng thuốc và sinh hoạt do bác sĩ điều trị đã chỉ định

Tuyệt đối không tự ý đổi thuốc và thay đổi liều lượng thuốc uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ

Ăn các loại rau xanh, hoa quả, thức ăn mềm, nhừ giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón. 

Không nên ăn những đồ cay, nóng, nước uống có cồn, ga như: tiêu, ớt, cà rốt, rượu, bia,... Đây là các loại thực phẩm cần tránh xa do tác động không tốt tới vết thương, khiến vết thương lâu lành và sức khỏe người bệnh lâu hồi phục.

5. Không đại tiện quá lâu

Ngồi đại tiện quá lâu khiến ổ bụng và trực tràng phải chịu áp lực mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến vết thương và dễ làm bệnh trĩ tái phát sau khi đã khỏi bệnh. Vì vậy người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện trong thời gian ngắn, không nên sử dụng các thiết bị trong khi đi đại tiện như: điện thoại, ipad…

6. Tránh táo bón nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết thương)

Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn.

7. Không đi xe đạp, xe máy trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật cắt trĩ

Thay vào đó, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh bình phục.

8. Kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian đầu tránh gây tổn thương vết mổ

Việc vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách không chỉ giúp vết thương mau lành, nhanh bình phục mà còn giúp bệnh nhân loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt trĩ như: bí tiểu và nhiễm trùng đường tiểu, da thừa, nhiễm trùng tại chỗ, hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và tái phát trĩ.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đau sau khi cắt trĩ nên làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng này. Nếu áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng đau đớn không thuyên giảm, người bệnh nên chủ động đến ngay địa chỉ y tế uy tín để nhận lời khuyên từ bác sĩ.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến đau sau khi cắt trĩ

triệu chứng sau khi mổ trĩ

phù nề sau khi mổ trĩ

đi ngoài nhiều lần sau khi cắt trĩ

ngứa hậu môn sau khi cắt trĩ

chuyện của người đi cắt trĩ

sau mổ trĩ không đi cầu được

vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ

cắt trĩ bao lâu thì lành