5 thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất

Đâu là thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất? Theo số liệu thống kê, có khoảng 20 – 50% phụ nữ mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai ở mức độ khác nhau. Bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, nhịp sinh hoạt của chị em. Cùng tham khảo một số loại thuốc bôi trĩ an toàn cho cả mẹ và bé dưới đây để đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ gây ra. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu?

Trước khi tìm hiểu thuốc bôi trĩ cho bà bầu hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu? Bệnh trĩ là tình trạng dãn tĩnh mạch ở trực tràng khiến tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn sa xuống, viêm, sưng tấy. 

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong ống hậu môn, về sau phình lớn dần, mô nâng đỡ chùng xuống, búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn. Trĩ ngoại là khi các khoang tĩnh mạch trĩ ngoài phồng to, búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn), bọc ngoài búi trĩ ngoại là da.

Bà bầu thường gặp bệnh trĩ trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ và tháng đầu tiên sau khi sinh con. Nguyên nhân chính là do:

  • Chứng táo bón khi mang thai
  • Thói quen ít vận động cơ thể khi mang thai, gây nên tình trạng khí huyết kém lưu thông, khiến tăng độ sa giãn búi mạch trĩ.
  • Trọng lượng từ thai gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ
  • Quá trình rặn đẻ thường quá 20 phút làm cho các tĩnh mạch, mão mạch bị tác động một lực mạnh, làm bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
  • Giãn nở tĩnh mạch khi mang thai do lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng kéo theo sự giãn nở tĩnh mạch ở hậu môn.

Xem thêm: 15 thuốc bôi trĩ được bệnh nhân đánh giá tốt

Tác hại của bệnh trĩ trong quá trình mang thai?

Tác hại của bệnh trĩ trong quá trình mang thai là gì nếu không sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu kịp thời? Bệnh trĩ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhịp sinh hoạt, tâm lý của phụ nữ trong thời kỳ mang thai:

  • Khó khăn trong việc đi cầu, đau rát hậu môn, chảy máu. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu. Trong trường hợp thiếu máu nặng do chảy máu quá nhiều dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, nhanh mệt.
  • Tắc mạch do xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch, khiến các cơ vòng của hậu môn bị nghẹt, máu không thể bơm và lưu thông, bà bầu sẽ cảm thấy rất đau rát.
  • Búi trĩ sa có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ chu vi hậu môn. Sa nghẹt gây đau đớn cho bà bầu và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.
  • Tổn thương trĩ dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho bà bầu, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.
  • Nứt hậu môn khiến bà bầu đau đớn khi đi tiểu.
  • Khi sinh em bé sẽ gặp nhiều đau đớn và khó khăn trong và sau khi sinh con.

Mẹ bầu bị bệnh trĩ có ảnh hưởng tới con không thì chưa có cơ sở bằng chứng cho thấy mối liên hệ này. Vì những ảnh hưởng trên sức khỏe bà bầu, các bác sĩ vẫn khuyên các mẹ không được quá chủ quan với bệnh trĩ. Khi phát hiện ra bệnh cần sớm chữa trị ngay để bệnh không tiến triển nặng thêm.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Mẹ bầu không chỉ quan tâm đến thuốc bôi trĩ cho bà bầu, điều họ quan tâm không kém chính là bị trĩ có sinh thường được không? Theo các chuyên gia y tế, hiện tại chưa có chỉ định sinh mổ nào đưa ra đối với phụ nữ mang thai bị trĩ.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ hiện tại nặng hay nhẹ và sức khỏe bà bầu tốt hay không, từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không.

Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ: sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên trong quá trình rặn đẻ có thể gặp tình trạng là các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng: các búi trĩ sa ra ngoài, đi kèm với các hiện tượng chảy máu, tắc mạch, sa nghẹt hậu môn… thì có thể tham khảo phương pháp sinh mổ. 

Các bà bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kĩ thông tin, các mặt lợi, hại của 2 cách này, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Tổng hợp 27 loại thuốc chữa bệnh trĩ được nhiều người tin dùng

5 thuốc bôi trĩ dành cho bà bầu hiệu quả nhất

5 thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất là những loại thuốc nào? Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu phải hết sức cẩn thận, vì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Hiện nay, có một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị cho phụ nữ mang thai với thành phần thiên nhiên rất an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, chị em vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

1. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Titanoreine 

Thuốc bôi trĩ Titanoreine được sản xuất dưới dạng kem bôi, sử dụng cho trĩ nội và trĩ ngoại được nghiên cứu và điều chế tại Pháp. Đây là dược phẩm được nhiều người lựa chọn và tin dùng, có thể sử dụng cho bà bầu rất an toàn, hiệu quả.

Thành phần: Trong 20g mỗi tuýp gồm có:

  • 2.5g Carraghénates 
  • 2g Titanium dioxide 
  • 2g Zn oxide 
  • 2g Lidocaine 
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng:

  • Làm giảm đau đớn, nóng rát khó chịu vùng hậu môn
  • Làm co mô trĩ tạm thời
  • Giảm cảm giác đau, ngứa rát vùng hậu môn
  • Có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn viêm loét hậu môn
  • Mang lại hiệu quả nhanh và tác dụng hiệu quả lâu dài

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị táo nón kinh niên, hội chứng kiết lỵ, u bướu vùng hậu môn trực tràng.
  • Những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.
  • Phụ nữ bị trĩ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Cách dùng:

  • Rửa sạch hậu môn bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm
  • Lấy lượng kem vừa đủ bôi lên vùng bị trĩ
  • Không dùng quá 4 lần/ngày
  • Nên bôi vào lúc sau khi đi vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt nhất
  • Hiệu quả mang lại của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Giá thành sản phẩm: 1 tuýp có giá dao động từ 200.000 – 300.000VNĐ/tuýp

2. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Rectostop

Thuốc bôi trĩ Rectostop được nhập khẩu trực tiếp tại Phần Lan. Đây là thuốc bôi có tác dụng phòng ngừa, làm giảm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ.

Thành phần: Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên với các thành phần chính như:

  • Benzyl benzoate
  • Benzyl cinnamate
  • Chiết xuất hạt dẻ ngựa
  • Cây phù thủy (cây phỉ)
  • Zinc Oxide
  • Provitamin B5

Công dụng:

Thuốc bôi trị Rectostop có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh như:

  • Hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: sưng búi trĩ, sa búi trĩ, chảy máu, đau, ngứa, rát,...
  • Bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa
  • Làm co búi trĩ, phòng chống những tổn thương và tình trạng nhiễm trùng
  • Làm sạch và tái tạo tế bào da bị tổn thương ở vùng hậu môn

Đối tượng sử dụng:

  • Bệnh nhân mắc trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ
  • Những người bị tổn thương vùng niêm mạc hậu môn
  • Có thể sử dụng cho mẹ bầu và mẹ đang cho con bú

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm
  • Lấy lượng kem vừa đủ bôi lên hậu môn
  • Nếu bị trĩ nội thì có thể phụt thuốc vào bên trong hậu môn dễ dàng
  • Mỗi ngày sử dụng 3 lần, thời gian sử dụng là 6 tháng kể từ ngày mở hộp

Chống chỉ định: Những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Giá thành sản phẩm: Thuốc được điều chế dưới dạng bôi 50ml có giá dao động khoảng 200.000 – 250.000VNĐ/tuýp

3. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemorrhostop

Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, rất an toàn lành tính nên được nhiều người tin dùng.

Thành phần: 

  • Keo ong
  • Dầu hạt nho
  • Sáp ong
  • Bơ hạt mỡ
  • Dầu cây hoa khói
  • Tinh dầu bạc hà
  • Hạt dẻ ngựa
  • Lô hội

Công dụng:

  • Hỗ trợ làm bền thành mạch, chống co thắt, tăng khả năng chịu đựng của thành mạch.
  • Giam bớt các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào ở niêm mạc hậu môn.
  • Chống nhiễm khuẩn hậu môn.

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng và lau lại bằng khăn khô
  • Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng hậu môn
  • Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh có thể bôi 1 – 2 lần/ngày

Giá thành sản phẩm: Hiện nay thuốc bôi Hemorrhostop được sản xuất ở hai nước với mức giá khác nhau

  • Tại Mỹ: Có giá khoảng 645.000VNĐ/hộp 100ml
  • Tại Nga: Có giá khoảng 375.000VNĐ/hộp 65 ml

4. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Proctogel

Thuốc bôi trĩ Proctogel là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tập đoàn Damor Italia, thương hiệu hàng đầu về việc sử dụng các thành phần tự nhiên để điều trị tổn thương của cơ thể. Đây là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân bị trĩ tin dùng và lưu hành rộng rãi.

Thành phần: 

  • Nano Circumine
  • Chiết xuất Xuyên tâm liên
  • Chiết xuất Ngư tâm thảo
  • Chiết xuất Hòe giác
  • Long não
  • Tinh dầu quế
  • Dầu dừa
  • Các tá dược khác như: Kẽm oxud, Allantoi, Vitamin E,...

Công dụng:

  • Chống oxy hóa và chống tổn thương tế bào.
  • Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
  • Bổ sung dinh dưỡng đến các tế bào, tái tạo tế bào giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị táo bón, đi nặng ra máu
  • Viêm, ngứa rát hậu môn thường xuyên
  • Sa búi trĩ gây khó khăn trong sinh hoạt
  • Phụ nữ sau sinh bị giãn nỡ trực tràng

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối loãng, lau khô bằng khăn mềm
  • Bôi một lượng gel mỏng lên vùng hậu môn
  • Sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ

Giá thành sản phẩm: Mức giá bình quân cho sản phẩm này là khoảng 60.000VNĐ

5. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Cotripro

Thuốc bôi trĩ Cotripro Gel được sản xuất tại Việt Nam, với thành phần là các loại thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thành phần: 

  • Tinh chất nghệ
  • Glycerin
  • Cao lá sung
  • Cao lá lốt
  • Cao cúc tần
  • PEG – 40 
  • Cao ngải cứu
  • Polyacrylate Crosspolymer – 11
  • Hydroxyethyl Acrylate
  • Purified Water

Công dụng:

  • Tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trĩ, kháng khuẩn, chống viêm đỏ.
  • Ngăn cản vi khuẩn xâm nhập gây sưng viêm, giảm đau rát.
  • Làm co cơ lại, giúp búi hậu môn về lại vị trí ban đầu.
  • Cải thiện tuần hoán máu, se khít búi trĩ.

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Đeo bao cao su vào ngón tay trước khi thoa thuốc
  • Bôi trực tiếp thuốc lên búi trĩ, hậu môn và trực tràng
  • Đợi khoảng 5 – 10 phút đến khi thuốc thấm hẳn
  • Sử dụng mỗi ngày hai lần vào mỗi buổi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ

Giá thành sản phẩm: Được bán trên thị trường với giá 290.000VNĐ/tuýp.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi teo trĩ cho bà bầu

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu là gì? Bất cứ một loại thuốc nào, khi sử dụng cũng cần có những lưu ý nhất định, trong đó có cả thuốc bôi trĩ dành cho mẹ bầu. 

  • Chị em không cần thiết phải sử dụng thuốc nếu bệnh trĩ không quá nặng, không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Cần đi khám và xác định cụ thể tình trạng bệnh trĩ, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý tìm hiểu và mua thuốc về nhà điều trị gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào đểu phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Chị em có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh trĩ theo mẹo dân gian để đảm bảo an toàn.

Bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng thế nào khi bị trĩ?

Khi bị trĩ, ngoài việc sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu, thai phụ cũng cần cung cấp cho cơ thể chế chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Điều này giúp cho sự phát triển của thai nhi tốt hơn, tăng sức đề kháng.

  • Uống nhiều nước - ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Ăn đồ ăn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây không có tính nóng
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ  hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
  • Không nên ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
  • Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.
  • Sữa chua bổ sung thêm những chế phẩm sinh học rất có lợi cho hệ tiêu hóa, những lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn và đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều chuyên gia cho biết: những người bị bệnh trĩ nên ăn sữa chua hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
  • Trái cây và rau quả được biết đến là một loại thực phẩm vàng giúp tăng cường hệ miễn dịch và những chất lỏng, giúp giảm bớt tình trạng táo bón. Đồng thời, làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện. Chất xơ có nhiều trong táo, lê, dâu, bơ, bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh sẫm,...
  • Nước trái cây cũng nằm trong thực đơn dành cho người bị bệnh trĩ, nhất là những loại quả mọng nước, gồm có: dâu tây, việt quất và cherry.
  • Trong quả nho giàu hàm lượng vitamin C và các khoáng chất. Ăn gì khi bị trĩ? Nước nho chính là một trong các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị trĩ. Nó chứa một lượng nhỏ axit báo GLA, sản xuất prostaglandin kiểm soát cơ thể bị đau. Mỗi ngày, uống 1 đến 2 cốc của quả nho đỏ hoặc đen
  • Ngũ cốc chứa tất cả những phần dinh dưỡng của hạt, nó bổ sung nhiều chất xơ, protein và những vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế, ví dụ như bột mì trắng. Đa phần mọi người không đáp ứng nhu cầu chất xơ hàng ngày của họ. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột yến mạch, 100% bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt lạnh, gạo hạt dài…
  • Chất lỏng có trong nước uống và những loại sữa, nước tinh khiết, trà thảo dược và nước dùng của món ăn,...các bạn cần chú ý là những loại nước ép trái cây và rau quả sẽ chứa ít chất xơ hươn với lúc chưa chế biến. 
  • Không nên uống đồ uống chứa cồn, caffeine và hàm lượng cao. Đây là những loại thực phẩm không tốt cho người bị bệnh trĩ.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất sắt. Bệnh trĩ nên ăn gì ? Sắt là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho bệnh nhân mắc trĩ. Nó giúp cơ thể có nhiều máu hơn hoặc giúp dự trữ sắt, đồng thời phòng cho các trường hợp trĩ chảy máu nhiều và dẫn đến thiếu máu.
  • Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: gan gà, cua hấp, mận khô, mơ khô, rong biển,...

Cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai

Khi mắc bệnh trĩ lúc mang thai, ngoài việc sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu. Người bệnh cần phải phòng tránh để tránh trường hợp bệnh nặng thêm, tái phát trở lại, gây khó khăn cho việc chữa trị.

  • Bổ sung chất xơ

Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa. Chất xơ có thể bổ sung qua các loại trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt. 

  • Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập nhẹ nhàng giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn qua ruột già, giúp cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn. Các bài tập phù hợp với bà bầu như là đi bộ, yoga, bơi lội. Lưu ý là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập, để đảm bảo đó là những bài tập an toàn cho bà bầu và thai nhi.

  • Điều chỉnh lượng cung cấp sắt

Dư sắt có thể dẫn đến tình trạng táo bón, gây trầm trọng nên tình hình bệnh trĩ. Bạn hãy báo cho bác sĩ biết về tình trạng táo bón của mình để bác sĩ có thể điều chỉnh lượng sắt cho phù hợp, nếu bạn không bị thiếu máu và có một chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Hạn chế ngồi lâu

Việc ngồi lâu gây sẽ làm tăng áp lực đối với tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì thế, bà bầu nên kết hợp giữa ngồi, đi lại với nằm nghỉ ngơi.

  • Thay đổi sang tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh

Ở tư thế ngồi xổm, việc đi tiêu sẽ tự nhiên và thoải mái hơn. Bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh. Tuy nhiên không nên ngồi vệ sinh lâu hơn 5 phút.

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu 15 phút. Ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm sưng và đau. Hong khô vùng da xung quanh hậu môn sau mỗi lần tắm để nó không bị chà xát dẫn đến trầy.

  • Tập thói quen đi tiêu đúng giờ

Nếu nhịn đi đại tiện quá lâu sẽ tăng áp lực phân đè nặng lên đại tràng. Không những vậy, chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ bị mất nước và khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Trên đây là những bài thuốc bôi trĩ cho bà bầu rất an toàn và hiệu quả, các chị em có thể tham khảo và lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp kích thích nhu động ruột hạn chế tình trạng táo bón, gây ra trĩ.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến thuốc bôi trĩ cho bà bầu

các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu

thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay

cách làm co búi trĩ cho bà bầu

thuốc bôi trĩ hemopropin

thuốc bôi trĩ rectostop

thuốc bôi trĩ chữ a

thuốc bôi trĩ chữ a của nhật

thuốc bôi trĩ cotripro