Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ thế nào là tốt?

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ như thế nào là tốt? Bệnh trĩ đang ngày càng phổ biến, người bệnh trĩ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, đa số còn rất mơ hồ về việc chữa bệnh cho bản thân. Việc điều trị vẫn diễn ra, nhưng mất thời gian do người bệnh không biết cách kiêng cữ cho bản thân.

Nếu không biết kiêng gì và ăn gì sẽ làm cho việc chữa trị gặp vấn đề. Có người khuyên nên ăn nhiều trái cây tươi, nhưng người bệnh không biết lựa chọn trái cây nào để ăn. Nội dung dưới đây sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: Người bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

Vì sao cần điều trị trĩ càng sớm càng tốt?

Ngoài việc quan tâm chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ như thế nào là tốt. Người bệnh cần nắm rõ tác hại của trĩ nếu không điều trị kịp thời. Trĩ là bệnh tế nhị, hầu hết người mắc bệnh trĩ đều có tâm lý ngại ngùng, lơ là, chủ quan với triệu chứng trĩ. Bệnh càng để lâu càng khó chữa. Thậm chí gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Nghẹt búi trĩ

Trường hợp trĩ nội bị sa quá mức sẽ bị các cơ vòng hậu môn chèn ép, gây tắc tĩnh mạch lưu thông với búi trĩ. Đồng thời, cơ vòng sẽ làm tắc búi trĩ khiến cho nó ngày càng to ra và cứng hơn cho tới lúc không còn khả năng quay lại hậu môn. Từ đó dẫn đến tình trạng búi trĩ bị nghẹt sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu.

  • Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm

Những búi trĩ lâu ngày sẽ bị hoại tử dẫn đến viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

  • Thiếu máu

Do bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi càng nặng thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng mất máu.

  • Bệnh ung thư trực tràng

Thực tế, có rất nhiều người chủ quan về vấn đề mình bị trĩ nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng nặng rất phổ biến, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng thành ung thư trực tràng. 

  • Rối loạn chức năng hậu môn

Bệnh trĩ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng này. Hậu môn có thể bị co lại khiến cho việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn. Lúc này cơ hậu môn bị xâm lấn khiến cho bệnh nhân bị mất tự chủ trong việc đi đại tiện.

  • Người bệnh mắc một số chứng bệnh về da

Bệnh trĩ tiết ra chất dịch nhầy xung quanh hậu môn khiến cho da ở các vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đến các bệnh về da.

  • Đặc biệt nguy hiểm với nữ giới

Do kết cấu cơ thể của nữ giới, hậu môn và âm hộ nằm gần nhau. Chính vì thế, khi mắc bệnh, vi khuẩn tích tụ tại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập âm hộ, gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Bên cạnh đó, nữ giới lại là đối tượng dễ mắc trĩ bởi vậy chị em cần chú ý, đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sinh nở.

  • Rối loạn thần kinh

Tình trạng bệnh trĩ lâu dần sẽ làm bệnh nhên bị đau lưng dưới, đau nhức xương hay thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.

  • Ham muốn tình dục giảm 

Trường hợp quan hệ tình dục khi bị trị, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn . Nguyên nhân là áp lực lên hậu môn tăng cao .Từ đó khiến cuộc yêu giảm sút, người bệnh “sợ” phải chịu những cơn đau do bệnh hậu môn này gây ra.

  • Ảnh hưởng tới sinh lý

Khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi quan hệ tình dục luôn thấy không tự tin, e ngại, làm giảm khoái cảm. Hơn nữa, khi quan hệ tình dục, áp lực lên hậu môn tăng có thể khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Như vậy, bệnh trĩ đem đến nhiều phiền phức và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần chủ động điều trị bệnh trĩ tại các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa. Hãy bỏ qua những tâm lý e ngại, và hiểu rõ về tính chất của bệnh để có giải pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: 12 phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả giai đoạn đầu

Người bệnh trĩ nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ như thế nào để giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ. Trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần phải đưa mình sang một chế độ mới. Không thể giữ mãi những thói quen cũ. Nếu như vậy, việc điều trị chỉ là giảm thiểu dấu hiệu bệnh, nguy cơ tái phát rất cao.

Để bệnh trĩ nhanh chóng có hiệu quả và hồi phục hoàn toàn. Người bệnh trĩ có thể ăn những loại trái cây sau đây vốn là khắc tinh của bệnh trĩ. 

1. Bệnh trĩ nên ăn trái cây gì?

Người bệnh trĩ nên ăn trái cây gì? Nếu không biết mình nên ăn trái cây gì khi mắc bệnh trĩ, hãy tham khảo nội dung dưới đây, chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

  • Chuối chín

Top đầu danh sách các loại hoa quả người bệnh trĩ nên ăn chính là chuối chín.

Bỏi vì trong chuối có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, bên cạnh đó có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, thúc đẩy được sự phát triển có các vi sinh vật có lợi.

Từ đó làm tăng sức đề kháng cho cơ thể được khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.

Theo Đông y, chuối có tính ngọt lạnh, có khả năng nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa,  thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp người bệnh ngăn ngừa được chứng táo bón.

Vì thế, người bệnh trĩ nên tăng cường ăn chuối chín hằng ngày để tiêu diệt những triệu trứng đáng ghét của bệnh trĩ đang làm khó dễ bạn.

  • Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ - Quả lê

Lê cũng có thành phần dinh dưỡng giống chuối, cũng giàu chất xơ hòa tan, chứa nhiều nước giúp cung cấp nước, cân bằng nước cho cơ thể.

Chính vì vậy loại hoa quả mà bệnh nhân trĩ không thể không ăn đó chính là quả lê.

Ngoài ra, khi những bệnh nhân trĩ vừa mới phẫu thuật cắt trĩ xong, ăn lê sẽ có tác dụng cầm máu cho vế thương nhé.

  • Đu đủ chín

Một loại hoa quả không thể hông kể tên đó chính là đu đủ.

Nếu như đu đủ xanh dùng đẻ làm mẹo co búi trĩ lại cho người bệnh thì đu đủ chín có chữa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mỗi người.

Người bệnh trĩ ăn đu đủ chín sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp có việc đi đại tiện của bạn trở nên dễ dàng hơn.

  • Quả cam

Nguồn vitamin c dồi dào trong cam sẽ rất tốt cho bệnh nhân trĩ, ngoài ra chúng có còn hàm lượng nước và chất xơ cao.

Nếu muốn những triệu trứng của trĩ nhanh chóng được đẩy lùi thì bạn hãy bổ sung cho mình loại trái cây này thường xuyên nhé.

  • Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ - Trái việt quất

Việt quất nỗi tiếng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng sắt rất nhiều, chính nhờ điều này sẽ có thể chữa lành được vết thương.

Người bệnh trĩ nếu ăn thường xuyên sẽ làm cho máu lư thông đều hơn, không bị tắc nghẽn và giúp người bệnh hông bị chứng đi đại tiện ra máu.

  • Trái bơ

Nhiều thành phần dinh dưỡng, giàu chất béo đây chính là những gì mà bơ có được.

Loại trái này không những hỗ trợ tiêu hóa rất tốt mà còn có thể cổ sung cho cơ thể những chất cần thiết, giàu năng lượng và sức song ngày càng rạng rỡ, mãnh liệt hơn.

  • Trái thanh long

Thanh long là loại trái cây quen thuộc với nhiều người, nhờ vào sự thanh mát cùng lượng nước dồi dào.

Thanh long chính là loại hoa quả mà bạn không thể thiếu trong ngăn mát tủ lạnh nhà mình.

  • Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ - Quả hồng

Nền Y học cổ truyền có nói rằng, quản hồng có vị chát, tính hàn, không có đọc, ngọt thanh,...

Loại trai cây này sẽ có tạc dụng thanh nhiệt, ngăn ngừa táo bón, giảm các triệu trứng đau nhức do bệnh trĩ gây ra.

Nhờ vào chất keo pectin tự nhiên, quả hồng có thể nói là loại hoa quả chữa rối loạn tiêu hóa tuyệt vời.

Ngoài ra còn một số lại hoa quả khác như táo tây, kiwi, dâu tây,... cũng hỗ trợ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh của mình.

Xem thêm: Cần làm gì nếu bị đau sau khi cắt trĩ? Cách khắc phục

2. Các loại thực phẩm có khả năng nhuận tràng

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại cần phải tăng cường lượng thực phẩm có chứa nhiều chất xơ trong thực đơn của mình mỗi ngày.

Vì chất xơ có khả năng trữ nước tốt, có thể làm lỏng chất thải, khiến cho việc đi tiêu của người bệnh sẽ dễ dàng hơn.

Các loại rau củ quả như cà rốt, súp lơ, bột ngũ cốc,... là ứng cử viên số 1 trong các loại phẩm có chứa nhiều chất xơ mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn của mình.

Bạn có thể sử dụng một số loại rau như rau mồng tơi, rau lang, rau đay, rau diếp cá, rau dền,...

Đây là những loại rau mà bạn nên thường xuyên ăn để tốt cho hệ tiêu hóa, nên nấu canh ăn mỗi ngày, thay đỗi các loại rau để không gây chán sẽ rất tốt cho việc chữa bệnh trĩ của mình.

Nên uống nhiều nước:

  • Điều đầu tiên và quan trọng trong vấn đề này đó chính là lượng nước.
  • Người mắc bệnh trĩ ngoại cần phải tăng cường uống nước thường xuyên. Tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước cho cơ thể không bị khô.
  • Khi nước vào cơ thể sẽ có thể làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa tốt, không gây táo bón.
  • Nên uống nước lạnh vào mỗi buổi sáng dể kích thích hệ tiêu hóa. Có thể uống nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì và “cấm kỵ” làm gì?

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ ngoài những thực phẩm nên ăn, vẫn còn đó những thực phẩm kiêng ăn. Bệnh trĩ gây sưng, viêm tĩnh mạch trong hậu môn, gây đau đớn, chảy máu khi đại tiện,... Người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu này bằng một số thay đổi đơn giản trong lối sống.

1. Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, thắc mắc của bệnh nhân. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh, người bệnh trĩ nên lưu ý để bệnh tái phát nặng hơn.

  • Thực phẩm cay nóng

Các thức ăn cay nóng như ớt, tiêu sẽ kích ứng dạ dày, gây đau rát hậu môn khi đi cầu.

Các thức ăn này còn gia tăng nguy cơ táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.

Kiêng ăn cay nếu bạn không muốn sống chung với bệnh trĩ cả đời.

  • Thực phẩm ít chất xơ

Thiếu chất xơ là thủ phạm phổ biến nhất. Nếu thực phẩm bạn dung nạp không đủ hàm lượng chất xơ để cung cấp cho cơ thể, chứng táo bón có thể nặng nề thêm và khiến bệnh trĩ thêm tồi tệ. 

Người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm có ít chất xơ, tăng cường ăn các thực phẩm như rau củ, trái cây, thực phẩm nguyên hạt,...

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu

Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa làm cho bạn rơi vào cảnh táo bón thường xuyên, làm trầm trọng hơn căn bệnh trĩ.

  • Thực phẩm mặn

Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị rút bớt nước. Điều này làm cho phân trở nên khô cứng, người bệnh trĩ phải rặn nhiều khi đi tiêu, rất có hại cho căn bệnh trĩ. 

Muối còn làm gia tăng áp lực lên các mạch máu và tế bào khiến cho búi trĩ sưng to và gây đau đớn.

  • Bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển, gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở hậu môn mỗi khi đi ngoài.

  • Đồ uống có gas hoặc chứa cồn

Một khi đã bị trĩ bạn nên hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà đặc và nói không với rượu bia. Lý do bởi khi vào cơ thể chúng làm gia tăng áp lực lên thành ruột và khiến cho bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

2. Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, kiêng ăn trong chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ. Thì việc kiêng làm những việc dưới đây cũng giúp bệnh trĩ không phát triển nặng hơn, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh trở lại.

  • Ăn vội vàng

Nhai thức ăn chậm và tốt để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thói quen này thường bị bỏ qua trong cuộc sống hiện đại khi nhịp độ ăn uống, giao tiếp, làm việc đều tăng nhanh,... Nhai là giai đoạn đầu tiên của sự tiêu hóa đầy đủ và khỏe mạnh.

Một số người có thói quen ăn uống thất thường, bạ lúc nào ăn lúc đấy hoặc chỉ thích ăn thịt mà không ăn rau. Điều này khiến cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả và dễ dẫn đến táo bón.

  • Lười uống nước

Nước là chìa khóa giúp chất xơ hoạt động trơn tru, nước như một liều thuốc giải độc cho táo bón. Ngoài chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa, kích thích sự trao đổi chất nước còn giúp làm mềm phân, phòng chống táo bón.

Người mắc bệnh trĩ nên uống nước nhiều hơn để hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

  • Lười vận động

Tư thế đứng quá lâu hoặc ngồi nhiều sẽ tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, chèn ép và gây dãn tĩnh mạch trĩ, tăng khả năng mắc bệnh.

Hãy thay đổi thói quen lười vận động bằng cách thay đổi tư thế thường xuyên, đi dạo giữa buổi làm việc, hoặc tập thể dục mỗi ngày.

Tập thể dục thường xuyên còn giúp kích thích sự chuyển động của ruột, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

  • Nhịn đi đại tiện

Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, không có nhà vệ sinh phù hợp, đau đớn khi táo bón,... 

Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng, tạo áp lực lớn lên hậu môn trực tràng do phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, càng khiến bạn khó đi cầu hơn nữa.

Hãy đi vào phòng tắm bất cứ khi nào sự thôi thúc nảy sinh. Ngoài ra, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu trên nhà vệ sinh, vì nó có thể dẫn giãn dây chằng trực tràng và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch trĩ. Nếu bạn căng thẳng và phải rặn nhiều khi đi đại tiện, nguy cơ bệnh trĩ lại càng tệ hại hơn.

Hãy nhớ khi ngồi trên bồn cầu, nhớ giữ cho đầu gối cao hơn hông bằng cách đặt hai bàn chân trên ghế thấp đặt phía trước mặt.

  • Biến nhà vệ sinh thành thư viện

Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bạn càng bị căng thẳng về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, ngồi lâu sẽ dồn nhiều áp lực lên các mạch máu hậu môn của bạn. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Hãy vào nhà vệ sinh khi cần thiết, không nên có tư duy tôi vào đó để giải trí, xem điện thoại, xem sách.

Nếu nhà vệ sinh của bạn có chồng sách hoặc tạp chí, hãy dọn sạch chúng.

  • Mang vác vật nặng

Mang vác vật nặng gây thêm áp lực lên hậu môn, gây trầm trọng thêm cho bệnh trĩ. Vì vậy, hãy tránh mang vác vật nặng bằng mọi giá.

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?

Trong chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ có nên ăn rau muống không là điều người bệnh quan tâm rất nhiều. Thực tế, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng rau muống, người bệnh có thể bổ sung dưỡng chất của loại rau này thông qua ăn uống, dùng bã đắp trực tiếp lên búi trĩ. 

1. Dùng nước rau muống chữa trĩ

Bạn có thể chữa trĩ chỉ với 100g rau muống và một ít đường trắng. Đây là cách làm đơn giản, an toàn mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 100g rau muống, 120g đường trắng
  • Rau muống luộc lấy nước, phần rau có thể bổ sung vào bữa ăn, phần nước giữ lại
  • Nước rau muống đun sôi với 120g đường trắng thành hỗn hợp đặc sánh
  • Dùng nước này uống 2 lần/ngày, mỗi lần 100ml

2. Dùng món ăn từ rau muống

Có thể sử dụng rau muống nấu thành món ăn, dùng nhiều lần trong tuần giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 30g rau muống, 300 – 500g lòng lợn
  • Rửa sạch hai nguyên liệu đã chuẩn bị, hầm chung với nhau đến khi nhừ thì lấy ra ăn
  • Dùng 2 bữa trong ngày, kiên trì thực hiện trong nhiều tuần sẽ thấy các búi trĩ dần teo lại.

3. Uống nước canh rau muống

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh cũng có thể dùng nước canh rau muống để chữa bệnh trĩ. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 30 – 60g rau muống biển tươi, nếu khô thì dùng 10 – 20g
  • Rau muống rửa sạch sắc với 500ml nước để nhỏ lửa
  • Sau 15 phút thì lấy nước cốt, bỏ bã, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ngoài ra, cũng có thể lấy 100g rau muống luộc với 2 lít nước, phần rau luộc ăn kèm cơm, phần nước cho thêm 100g đường vào đun thành hỗn hợp cô đặc như siro. Chia hỗn hợp làm 2 phần dùng trong ngày. Thực hiện đều đặn nhiều ngày liền sẽ thấy chuyển biến tích cực. 

4. Đắp rau muống chữa bệnh trĩ

Có thể kết hợp đắp rau muống với các phương pháp uống, dùng thức ăn chế biến từ rau muống. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cần nhặt bỏ lá sâu úa, rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng để khử trùng loại bỏ vi khuẩn. Tốt nhất là nên chọn rau nhà trồng để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng dùng phải rau có chứa thuốc.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm rau muống, rửa sạch, giã nát 
  • Đắp vào búi trĩ mỗi tối trước khi đi ngủ
  • Nên đắp trong 20 phút để các hoạt chất ngấm vào búi trĩ
  • Rửa sạch với nước, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần

Phương pháp này có tác dụng giảm sưng viêm, chống nhiễm trùng hậu môn, rất tốt cho người mắc trĩ ngoại có búi trĩ sa ra ngoài. 

5. Dùng bột rau muống chữa bệnh trĩ

Một trong những phương pháp chữa trĩ hay ít người biết chính là dùng bột rau muống. Chỉ cần bôi bột của loại rau này vào búi trĩ sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau muống tươi, sạch, không bị sâu úa, tốt nhất nên dùng rau muống biển
  • Đem đốt hoặc sao nắm rau này cho đến khi phía ngoài cháy đen nhưng chưa thành tro
  • Nghiền thành bột mịn, cất trong hũ thủy tinh sạch để dành dùng dần
  • Mỗi ngày lấy một ít bột rau muống hòa với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa trực tiếp vào búi trĩ. 

Để có kết quả tốt nhất, trước khi thực hiện nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Thực hiện vào buổi tối và rửa lại vào sáng hôm sau.

6. Xông hơi búi trĩ bằng rau muống

Dùng rau muống để xông hậu môn cũng là phương pháp được nhiều người biết đến. Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 nắm rau muống, 1 nắm lá đau xương, 1 củ sả và một ít vỏ dừa khô
  • Rát rau muống giã nhỏ, trộn chung với các nguyên liệu còn lại, đem đốt đến khi thấy khói bốc lên nhiều thì đưa vào gần hậu môn để xông
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng sưng đau cải thiện đáng kể.

Những lưu ý khi sử dụng rau muống chữa bệnh trĩ:

Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng rau muống, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không ăn rau muống sống do rau muống chứa nhiều ký sinh trùng, khi đưa vào cơ thể có thể gây đau bụng, tiêu chảy, dị ứng.
  • Những trường hợp sau không nên sử dụng rau muống bao gồm: người có vết thương trên da, người bị bệnh khớp, bệnh gout, sỏi thận,...
  • Không dùng rau muống với các thực phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát,... Khi kết hợp với nhau, chúng dễ gây biến đổi chất gây ra những tác động xấu cho cơ thể.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp
  • Tránh sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, thuốc lá rượu bia chất kích thích. 

Tóm lại, rau muống chữa bệnh trĩ là có cơ sở. Thế nhưng phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát. Nếu bệnh đã vượt quá giai đoạn 1 thì tốt nhất chỉ nên sử dụng dưới dạng biện pháp hỗ trợ, chủ trị vẫn là thuốc và liệu trình mà  bác sĩ đưa ra.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ cần kiêng gì, ăn gì, làm gì và không nên làm gì là hợp lý. Nếu chế độ ăn uống không giảm thiểu được tình trạng bệnh trĩ, hãy chủ động đi thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời. 

Nếu còn điều gì thắc mắc thì bạn hãy gọi số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

bệnh trĩ kiêng ăn rau gì

bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào

thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì

bệnh trĩ ăn trái cây gì

bệnh trĩ có kiêng quan hệ không

bệnh trĩ có nên ăn rau muống không

bị trĩ nên uống thuốc gì