4 cách chữa bệnh trĩ nội được nhiều bệnh nhân chữa khỏi chia sẻ

Cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào mang lại hiệu quả? Bệnh trĩ nội là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Có nhiều tác nhân gây ra như người ngồi nhiều, ít vận động, táo bón kéo dài, phụ nữ mang thai,... Để tránh biến chứng nguy hiểm của trĩ, người bệnh nên chú ý đến biểu hiện của bệnh để chủ động trong việc điều trị kịp thời, loại bỏ bệnh từ gốc.

Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ nội, người bệnh phải nắm rõ trĩ nội là gì? Trĩ nội có nguy hiểm không. Trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. 

Do ít gây đau đớn ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội rất khó phát hiện, chỉ đến khi búi trĩ sưng to và gây chảy máu khi đi tiểu thì người bệnh mới biết mình mắc trĩ. 

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dùng thuốc, thay đổi lối sống hay phẫu thuật là những sự lựa chọn phổ biến để khắc phục căn bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết và giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội

Nắm rõ dấu hiệu nhận biết và giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc tìm cách chữa bệnh trĩ nội. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, được đánh giá dựa trên tình trạng sa búi trĩ ở hậu môn.

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ ngày càng phát triển và không thể tự co lại mà người bệnh phải tự đẩy vào trong
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể nào đẩy vào lại được nữa

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Khi bệnh đã phát triển đến độ 3, độ 4, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: [Tổng hợp] Cách chữa bệnh trĩ nội ngoại “nổi tiếng” hiện nay

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ nội chính xác

Chẩn đoán bệnh trĩ nội chính xác là cách tốt nhất bác sĩ đưa ra được cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả. Muốn chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, lịch sự bệnh, các triệu chứng liên quan hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng,... cũng có thể được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra tình trạng thiếu máu, xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các vấn đề khác về sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội mà còn có thể bắt gặp trong các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng hay ung thư hậu môn. Nếu bạn bị đi ngoài ra máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân,... thì nên trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát ung thư.

Chia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ nội được nhiều người áp dụng

 4 cách chữa bệnh trĩ nội được nhiều người áp dụng nhất hiện nay là cách nào? Một số biện pháp khắc phục trĩ nội tại nhà có thể hữu ích cho người mắc trĩ nội giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe, bác sĩ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật.

Trong vô vàn các biện pháp điều trị trĩ nội, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên lý cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại để có thể lựa chọn cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất.

1. Cách điều trị bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả và an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả và an toàn giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể. Bạn có thể thực hiện một trong những mẹo dưới đây.

  • Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.

  • Thoa dầu dừa vào hậu môn

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.

Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.

  • Chườm đá lạnh

Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.

  • Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam

Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn.

  • Thay đổi lối sống

Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.
  • Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón
  • Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ xát, kích ứng búi trĩ.
  • Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ,...
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ ngoại cho hiệu quả “bất ngờ”

2. Thuốc chữa bệnh trĩ nội bằng tây y hiệu quả không?

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng tây y có thật sự mang lại hiệu quả? Thuốc điều trị bệnh trĩ nội được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ sau quá trình thăm khám. Với mục đích làm thuyên giảm các biểu hiện như đau đớn, sưng tấy, viêm nhiễm. Đồng thời ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

Người bệnh thường có thể điều trị bệnh trĩ với các thuốc không kê toa, tuy nhiên đối với một số thuốc cần nên phải có sự chỉ định của bác sĩ. Không phải tất cả các loại thuốc đều an toàn hoặc hiệu quả cho tất cả mọi người. Điều quan trọng trước hết là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ đề được đề nghị thuốc điều trị bệnh trĩ tốt nhất. 

Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh trĩ là các chế phẩm có chứa nhiều thành phần hoạt tính để đối phó với các triệu chứng bệnh trĩ ngắn hạn. Các sản phẩm này thường được áp dụng trực tiếp vào vùng hậu môn và có nhiều dạng khác nhau như dạng kem bôi, gel, bọt, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng đệm. Các chế phẩm trĩ có thể bao gồm chất bảo vệ, thuốc co thắt, hydrocortisone, thuốc tê và các sản phẩm kết hợp.

  • Chất bảo vệ

Chất bảo vệ có trong các chế phẩm trĩ thường phổ biến như oxit kẽm, dầu khoáng hoặc tinh bột, bao gồm các mô tế bào để ngăn ngừa tình trạng quá khô và kích ứng, đồng thời tạo thành một hàng rào bảo vệ khi các mô bị kích thích lành lại. Chẳng hạn như: Thuốc đạn trĩ tinh bột tại chỗ (tinh bột), desitin (oxit kẽm), dầu khoáng, lanolin, glycerin,...

  • Thuốc co thắt

Thuốc co thắt hay còn được gọi với tên khác là thuốc co mạch. Tác dụng của các thuốc này là có thể thắt chặt các mạch máu và giúp thu nhỏ các mô. Phenylephrine là thuốc co mạch thông thường được sử dụng trong một số chế phẩm trĩ nhất định, ví dụ như như thuốc đạn trĩ Medicone, thuốc mỡ, thuốc đạn trĩ gây mê tronolane.

  • Hydrocortisone

Hydrocortinsone là một loại steroid làm giảm ngứa tạm thời liên quan đến bệnh trĩ. Các chế phẩm không kê toa có chứa một lượng hydrocortisone thấp bao gồm kem thoa hậu môn cortizone-10, thuốc mỡ liều ít hydrocortisone,...

  • Thuốc tê

Một số các chế phẩm trĩ bao gồm chất làm tê cục bộ, có tác dụng tê liệt các dây thần kinh, từ đó làm giảm đau tạm thời và những khó chịu khác của bệnh trĩ. Một số các thuốc gây tê tại chỗ điều trị bệnh trĩ như: proctofoam, lidocaine, dibucaine, hydrocortisone, medicone,...

  • Sản phẩm kết hợp

Thuốc điều trị bệnh trĩ nội đôi khi được chỉ định là thuốc có chứa kết hợp các loại thuốc theo nhiều cách khác nhau để giảm đau, kích thích, ngứa rát và sưng, từ đó giúp làm cải thiện tình trạng bệnh trĩ và giúp người bệnh thải phân ra ngoài một cách dễ dàng, thoải mái hơn.

3. Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều bệnh nhân áp dụng. Mặc dù trĩ nội không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cần phải có sự can thiệp điều trị kịp thời để tránh diễn biến xấu đi và nguy cơ gặp phải các biến chứng khó lường.

Một số các thảo dược thiên nhiên được đánh giá là cực kỳ hữu ích cho người bị bệnh trĩ nội như cây lược vàng, rau diếp cá hoặc cây phỉ,... Tất cả chúng đem lại công dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và an toàn cho người bệnh.

Chữa bệnh trĩ nội bằng cây lược vàng:

Cây lược vàng được biết đến với rất nhiều công dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Với khả năng giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn và tăng độ bền của thành mạch, cây lược vàng được dân gian ta sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trĩ nội.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng được tiến hành như sau:

Cách 1: Chọn lấy vài nhánh lá cây lược vàng, đem giã nát rồi cho thêm vài hạt muối tinh vào và giã tiếp. Tối trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối, sau đó đắp hỗn hợp vừa chế vào hậu môn và dùng băng cố định lại để qua đêm. Sáng hôm sau tháo ra rồi vệ sinh sạch sẽ lại là được.

Cách 2: Dùng vài lá cây lược vàng rồi đem ngâm với rượu, trước mỗi bữa ăn 15 phút và buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Thực hiện theo cách này cho đến khi bệnh trĩ khỏi thì thôi.

Ngoài ra nếu bạn bị bệnh trĩ do táo bón, đặc biệt là ở trẻ em, hãy dùng phần nhớt của lá cây lược vàng để bôi lên vùng hậu môn. Mẹo nhỏ này có thể giúp quá trình đại tiện trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, từ đó làm giảm bớt áp lực lên trực tràng.

Chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá:

Diếp cá là loại thảo dược có tính hàn, được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và diệt khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy trong diếp cá chứa một lượng lớn các chất có tác dụng tốt cho tĩnh mạch, do vậy sử dụng rau diếp cá có tác dụng giảm bớt triệu chứng và nguy cơ tái phát của bệnh trĩ nội.

Các cách sử dụng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ nội bao gồm:

  • Đắp trực tiếp: Rau diếp cá được rửa sạch, giã nát rồi đắp lên hậu môn khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
  • Xay uống: Xay nhuyễn lá diếp cá rồi dùng nước này để uống mỗi ngày. Thực hiện đều đặn sẽ mang lại nhiều kết quả tốt cho người bị bệnh trĩ.
  • Xông hơi: Hái một nắm lá diếp cá rồi đun sôi với nước trong khoảng 15 phút, sau đó xông hơi trực tiếp vào hậu môn.

Người bệnh có thể dùng rau diếp cá để ăn sống hoặc chế biến những món ăn và dùng trong ngày sẽ mang lại hữu ích cho người bị bệnh trĩ nội.

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây phỉ:

Polyphenol là thành phần có tác dụng tăng cường thành mạch, giảm sưng, giảm đau tốt, thích hợp cho người bị bệnh trĩ.

Từ rất lâu trong dân gian, người dân đã biết sử dụng cây phỉ để điều trị bệnh trĩ bằng cách:

  • Dùng một muỗng cà phê bột cây phỉ, cho vào ấm nước với 1 chén nước và đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Đợi cho nước nguội bớt và còn ấm nóng thì dùng khăn mềm thoa lên vùng bị trĩ.
  • Thực hiện theo cách làm này mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả điều trị cao.

LƯU Ý:

Các mẹo dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh trĩ một cách tạm thời, không phải phương pháp đặc trị. Vậy nên người bệnh chỉ có thể xem đây là những cách để kết hợp với phương pháp chính, giúp đẩy nhanh thời gian điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đảm bảo vệ sinh, an toàn khi tự thực hiện các giải pháp dân gian này tại nhà. Nhiều trường hợp không cẩn thận đã dẫn đến tình trạng làm cho vùng hậu môn vị viêm nhiễm, hoại tử.

Xem thêm: 26 thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất [Bác sĩ khuyên dùng]

4. Bệnh trĩ nội và cách chữa bằng phương pháp phẫu thuật

Bệnh trĩ nội và cách chữa bằng phương pháp phẫu thuật thường áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4. Trên thực tế, nhiều trường hợp người bị bệnh trĩ nội không hồi phục được sau khi can thiệp các biện pháp nội khoa hoặc bài thuốc dân gian. Vì vậy, bác sĩ có thể khuyến nghị can thiệp một số thủ thuật hoặc phẫu thuật.

  • Điều trị bệnh trĩ nội bằng quang đông hồng ngoại

Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại. 

Phương pháp này ít gây đau và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao. 

  • Thắt vòng cao su chữa bệnh trĩ nội

Thắt vòng cao su được chỉ định cho người bị trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không có kết quả. 

Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước của nó sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần.

Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ. Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng.

  • Điều trị bệnh trĩ nội bằng HCPT, PPH

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là đều gây nên đau đớn vô cùng cho người bệnh. Ngoài ra, nó còn dễ để lại biến chứng trong thời gian hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết hậu môn, rối loạn chứng năng hậu môn,...

Vậy nên, đây chỉ nên là giải pháp cuối cùng mà người bệnh nên nghĩ tới. Trước khi quyết định phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân nên sử dụng thuốc Đông y trước.

Xem thêm: Cảnh giác tác hại của bệnh trĩ [9 bác sĩ chữa trĩ giỏi]

Bị trĩ nội nên ăn gì và kiêng ăn gì để ngăn chặn bệnh phát triển?

Ngoài việc quan tâm cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào cho hiệu quả, thì người bệnh cũng rất quan tâm đến việc bị trĩ nội nên ăn gì và kiêng ăn gì để ngăn chặn bệnh phát triển?

Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến bệnh trĩ. Nếu ăn uống một cách khoa học, người bệnh có thể ngăn được bệnh trĩ phát triển lên các giai đoạn nặng hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng còn có thể quyết định hiệu quả của việc điều trị. 

Dưới đây là những thực phẩm người bị trĩ nội nên và không nên ăn:

Người bị trĩ nội nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ nội thực sự rất quan trọng đối với tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau:

  • Thực phẩm giàu chất sắt

Một số biểu hiện của bệnh trĩ đó là đại tiện ra máu, do vậy mà khi chữa bệnh thì người bệnh luôn được chỉ định những thực phẩm bổ sung chất sắt cho cơ thể như: Mè đen, mận, mơ khô, mộc nhĩ đen, nho khô, hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân, khoai tây luộc, gan gà, cá ngừ, cua hấp, rau bó xôi, dưa đỏ, bông cải xanh nấu chín, rau cần,...

  • Thực phẩm giúp nhuận tràng

Những thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng nhanh. Cung cấp một số loại thực phẩm như: Rau mồng tơi, rau dền, rau đay, rau diếp cá, rau khoai lang, củ khoai lang,... Các loại trái cây tươi, đặc biệt là đu đủ và chuối,... đặc biệt tốt cho người bệnh.

  • Thực phẩm giàu magie

Magie là một chất có tác dụng tốt trong nhuận tràng, làm giảm các dấu hiệu táo bón. Ngoài ra Magie là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Do vậy bị bệnh trĩ nội nên ăn gì? thì không thể bỏ qua những thực phẩm như: đậu nành cá bơn, rau chân vịt, hạt điều sấy khô, bột yến mạch, quả bơ, quả hạnh sấy khô, bơ lạc, nho khô không hạt,...

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Nhắc đến thực phẩm tốt cho tiêu hóa và bị trĩ nội nên ăn gì thì những loại thức ăn giàu chất xơ sẽ rất tốt cho bạn. Không chỉ giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh trĩ mà còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó phải kể đến các loại rau màu xanh đậm, đậu phụ, ngũ cốc xay, chuối măng, cà rốt, quả mơ, súp lơ, dâu tây, cam, quýt,...

  • Uống nhiều nước

Người bị bệnh trĩ nội thì cần phải uống nhiều nước bao gồm nước giải khát, nước canh, nước lọc,... vì nước là thành phần không thể thiếu để làm mềm phân

Mỗi buổi sáng trước khi ăn 30 phút nên uống một cốc nước để lợi tiểu

Bên cạnh đó thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp,...

  • Một số loại dầu tốt cho người bị trĩ nội

Theo ý kiến của các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược HCM, những loại dầu như dầu lanh, dầu ô liu và giấm táo là những loại rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. 

Bạn có thể sử dụng các loại dầu này trong những bữa ăn hàng ngày thay vì những loại dầu thông thường. Và bổ sung thêm dầu cá sau mỗi bữa ăn, đây là loại dầu rất quan trọng bạn có thể dùng được thường xuyên.

Người bị trĩ nội không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt cho người bệnh bị trĩ nội thì người bệnh cũng cần phải kiêng một số loại thực phẩm. Vậy bị trĩ nội không nên ăn gì?

  • Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn chiên xào, cay nóng như ớt, hành,... có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến cho việc đi đại điện gặp khó khăn hơn rất nhiều.

  • Đồ ngọt

Nước uống có gas, bánh kẹo, socola đều không tốt cho những bệnh nhân trĩ nội. Sử dụng những thực phẩm này sẽ làm tăng áp lực trong khung ruột, không chỉ gây táo bón nặng thêm mà còn làm tăng phản ứng ngứa hậu môn.

  • Chất kích thích, muối

Người bị trĩ nội cũng nên kiêng một số thực phẩm như rượu, cafein, bia,... Sử dụng nhiều muối khiến cho cơ thể bị giữ lại nước khiến cho các mạch máu và tế bào căng ra, bệnh càng trở nặng hơn.

Ngoài ra bệnh nhân trĩ nội cũng không nên ăn quá no sẽ làm gia tăng áp lực của ổ bụng và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trĩ.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết cách chữa bệnh trĩ nội nào mang lại hiệu quả nhất. Người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể gọi ngay số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Các tìm kiếm liên quan đến cách chữa bệnh trĩ nội

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

cách chữa bệnh trĩ nhẹ

cách chữa bệnh trĩ ngoại

thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất

nguyên nhân bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

trĩ nội độ 2