Cảnh giác tác hại của bệnh trĩ [9 bác sĩ chữa trĩ giỏi]

Những tác hại của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bệnh nhân nhưng ít được quan tâm. Chính vì thế, thiếu hiểu biết và tâm lý chủ quan khiến nhiều người không chịu điều trị bệnh sớm, làm bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, phức tạp hơn.

Liệt kê những tác hại của bệnh trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp sau đây sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về trĩ. Tự ý thức được mức độ nguy hiểm mà nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt. 

Cảnh giác những tác hại của bệnh trĩ ngoại trĩ nội

Cảnh giác những tác hại của bệnh trĩ ngoại trĩ nội luôn là điều mà giới chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân. Có thể thấy, trĩ không chỉ là căn bệnh khó nói, mà quá trình điều trị cũng mất thời gian.

Vì có khi áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ mà bệnh nhân không biết cách chăm sóc bản thân thì bệnh vẫn có khả năng tái phát gây hại tới sức khỏe. Những tác hại này xuất hiện từ nhẹ tới nặng theo mức độ của bệnh trĩ. Và cả trĩ ngoại, trĩ nội đều có thể gây nên một số tác hại nghiêm trọng bao gồm:

  • Tắc mạch trĩ nội

Tắc mạch trĩ nội sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau ở bên trong và luôn có cảm giác như bị một vật gì đó nằm chắn ngang trong hậu môn và gợn cộm lên.

Hiện tượng này thường ít xảy ra và ít gặp hơn so với tắc mạch trĩ ngoại.

Nếu vô tình ấn tay vào thành trực tràng thì có thể cảm nhận được một cục cứng có ranh giới rõ rệt.

Khi đi nội soi hay siêu âm hậu môn sẽ thấy búi trĩ có chỗ phồng lên màu phớt xanh, rạch nhẹ vào khối đó cục máu đông lập tức bật ra.

  • Tác hại của bệnh trĩ - Tắc mạch trĩ ngoại

Khác với tắc mạch trĩ nội, tắc mạch trĩ ngoại lại là cục máu đông trong lòng mạch máu hoặc có thể là bọc máu được tạo ra bởi vỡ các tĩnh mạch.

Một thời gian sau, bọc máu đông ấy sẽ được bao bọc bởi một màng mỏng, dính chặt và da phủ và rất khó bóc tách.

Nếu đi khám sẽ thấy ở vùng rìa của hậu môn có một khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hay nhỏ hơn hạt đậu một chút nhưng cũng khiến bệnh nhân đau rát.

Rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân sẽ vô cùng dễ chịu nhưng cũng có khi nó gây hoại tử ở phía da trên và rỉ máu.

Ít ai biết, việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hậu sản,... càng làm tăng áp lực và gây sung huyết vùng hậu môn – trở thành điều kiện thuận lợi cho việc tắc mạch trĩ.

  • Sa nghẹt búi trĩ

Sa nghẹt búi trĩ thường xuyên xảy ra trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ nội tức là búi trĩ hay vòng trĩ bị sa ra ngoài hậu môn quá mức thì các cơ vòng trong hậu môn chịu sự chèn ép.

Sự chèn ép của cơ vòng sẽ làm tắc tĩnh mạch lưu thông với búi trĩ trong khi động mạch vẫn tiếp tục bơm máu vào búi trĩ, khiến nó ngày càng bị phù nề, to ra và cứng hơn, không có khả năng tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được nữa.

Người bệnh có thể thấy, mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, mặt bên trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen do hiện tượng hoại tử bắt đầu.

Còn khi nắn sẽ thấy có những chỗ mềm do phù nề, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông.

Hiện tượng nghẹt này có thể chiếm một phần, một nửa hay toàn bộ cả chu vi của hậu môn.

Sa nghẹt búi trĩ sẽ làm cho bệnh nhân rất đau đớn và đi lại, ngồi xuống,... rất khó khăn.

Đặc biệt, nếu nó đỡ sưng nề dần thì có thể đẩy lên được. Còn nếu nặng hơn sẽ dẫn đến lở loét, hoại tử và dễ nhiễm khuẩn.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ ngoại cho hiệu quả “bất ngờ”

  • Tác hại của bệnh trĩ - Rối loạn thần kinh

Ít người biết rằng, nếu để bệnh trĩ quá lâu mà chưa đi chữa trị thì nó có thể làm cho bệnh nhân bị đau nhức xương, đau lưng dưới thậm chí thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.

  • Bội nhiễm

Nếu búi trĩ lòi ra ngoài quá lâu đồng thời chảy máu liên tục thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước mà trong phân lại có vô số vi khuẩn dễ gây bệnh.

  • Chức năng của hậu môn bị rối loạn

Ai ai cũng biết hậu môn là một trong những cơ quan trong cơ thể của con người và có chức năng bài tiết, sinh sản do đó, nếu bị bệnh trĩ lâu ngày thì chức năng này sẽ rối loạn.

Hậu môn có thể bị co thắt lại khiến cho việc đi ngoài rất khó khăn hoặc các cơ quan hậu môn bị xâm lấn làm bệnh nhân mất tự chủ trong việc đại tiện.

  • Thiếu máu – Nhiễm trùng máu

Một trong những triệu chứng điển hình, phát hiện sớm nhất của bệnh trĩ đó là đi đại tiện ra máu.

Mới đầu, khi bệnh nhẹ, máu có thể dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Nhưng khi nặng hơn thì máu có thể chảy thành giọt hoặc tia chính vì lẽ đó, có thể sẽ khiến bệnh nhân thiếu sắt đồng thời thiếu cả máu.

Còn nếu bệnh trĩ đang ở giai đoạn apxe hậu môn thì khả năng gây nhiễm trùng máu sẽ rất cao.

Bởi apxe hậu môn sẽ làm chảy máu hậu môn, có nhiều độc tố và vi khuẩn – sẽ gây ra nhiễm trùng máu ở bệnh nhân bị trĩ.

  • Tác hại của bệnh trĩ - Bệnh về da

Khi bệnh trĩ chuyển sang đến giai đoạn nặng, có thể là trĩ cấp độ 3 hoặc cấp độ 4 thì búi trĩ có thể bị lòi ra ngoài hậu môn kèm theo đó là những dịch nhầy ngoài hậu môn khiến cho vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, dẫn đến các bệnh về da.

  • Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm

Đây cũng được coi là một trong những biến chứng và hậu quả của bệnh trĩ gây ra.

Mức độ nhiễm khuẩn của bệnh trĩ thường gặp là viêm nhú hoặc viêm khe (các khe, các nhú nằm trên đường lược).

Điều này gây cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân.

Nếu soi hậu môn sẽ thấy các phù nề sưng to, có màu trắng còn các khe nằm giữa búi trĩ bị loét nông và có màu đỏ đồng thời, cơ vòng hậu môn bị thít chặt dẫn đến tình trạng giãn nở kém.

  • Nguy hại riêng ở nữ giới

Bởi khoảng cách giữa hậu môn và bộ phận sinh dục rất gần nhau, cho nên bệnh trĩ có thể làm cho nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa và nhất là phụ nữ đang mang thai.

Vì thế, trước khi mang thai, người phụ nữ cần đi khám xem có mắc bệnh trĩ hay không để quá trình sinh nở thật khỏe mạnh.

Thời điểm nào cần đi khám chữa bệnh trĩ?

Qua nội dung trong bài, người bệnh đã biết tác hại của bệnh trĩ là gì? Vậy thời điểm nào cần đi khám chữa bệnh trĩ? Người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên về hậu môn trực tràng khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Chảy máu nhưng không đau trong quá trình đi tiêu, có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu
  • Ngứa hoặc bị dị ứng khu vực hậu môn
  • Đau hoặc khó chịu
  • Trĩ thò ra từ hậu môn
  • Sưng tấy xung quanh hậu môn
  • Nhạy cảm hoặc đau đớn vùng gần hậu môn
  • Rò rỉ dịch từ hậu môn,...

Xem thêm: [Tổng hợp] Cách chữa bệnh trĩ nội ngoại “nổi tiếng” hiện nay

9 bác sĩ khám và điều trị bệnh trĩ giỏi ở Hà Nội

Ngoài việc nắm rõ tác hại của bệnh trĩ, trong nội dung dưới đây, bệnh nhân còn biết được 9 bác sĩ khám và điều trị bệnh trĩ giỏi ở Hà Nội. Muốn khám chữa bệnh trĩ hiệu quả, trước tiên người bệnh phải đi khám càng sớm càng tốt ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi.

Người bệnh cũng lưu ý là phải khám đúng chuyên khoa Hậu môn trực tràng vì trĩ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên khoa sâu.

1. Khám chữa trĩ với Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm

Khám chữa trĩ với Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm có thật sự mang lại hiệu quả. Câu trả lời là Có. 

  • Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm là chuyên gia 
  • Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Việt Đức
  • Hội viên Hội phẫu thuật Đại trực tràng Hoa Kỳ và Hội phẫu thuật tiêu hóa Pháp
  • Giám đốc trung tâm Hậu môn trực tràng - Bệnh viện Đa khoa Tràng An

Bác sĩ khám và điều trị các bệnh lý về Trĩ, áp xe – rò hậu môn, sa trực tràng, u – polyp hậu môn trực tràng, dị tật hậu môn trực tràng.

Hướng dẫn đi khám:

Người bệnh có thể khám với Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm tại:

  • Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
  • Địa chỉ: Số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Phó Giáo sư thường sẽ khám vào buổi sáng. Người bệnh có thể liên hệ đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng để hỏi lịch khám để chắc chắn thời gian thông qua hotline 0243.9656.999.

2. Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi – Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Quyết

Bác sĩ nào chữa bệnh trĩ giỏi? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, băn khoăn, thắc mắc của bệnh nhân. Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi được nhắc đến tiếp theo là Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Quyết.

  • Giáo sư, Tiến sĩ chuyên khoa Ngoại
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Hà Nội 
  • Phó Chủ tịch Hội khoa học về Hậu môn trực tràng 
  • Ban biên tập Tạp chí Hậu môn trực tràng 
  • Hơn 35 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh Tiêu hóa, Gan mật, Hậu môn trực tràng 

Giáo sư Hà Văn Quyết chuyên gia đầu ngành về Tiêu hóa, Hậu môn trực tràng. Giáo sư có nhiều báo cáo, tài liệu chuyên ngành về Hậu môn trực tràng được giới chuyên môn trong và ngoài nước công nhận. 

Hướng dẫn đi khám:

Hiện tại, Giáo sư Hà Văn Quyết có lịch khám đều hàng tuần tại: 

  • Khu khám chuyên gia - Bệnh viện Thanh Nhàn (khám sáng thứ 6): Người bệnh đến Khu khám chuyên gia, nằm ngay ở mặt đường, cạnh cổng vào Bệnh viện Thanh Nhàn để Đăng ký khám
  • Địa chỉ: 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm: 26 thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất [Bác sĩ khuyên dùng]

3. Bác sĩ nào khám chữa bệnh trĩ giỏi – Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng

Bác sĩ nào khám chữa bệnh trĩ giỏi, giúp bệnh nhân tránh xa được tác hại của bệnh trĩ. Câu trả lời chính là Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa.

Chức vụ:

  • Nguyên PGĐ phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.
  • Nguyên trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
  • Hiện tại đang là bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

Quá trình học tập:

  • Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ chuyên khoa cấp I
  • Bác sĩ Nội trú tại cộng hòa Pháp
  • Bác sĩ chuyên khoa cấp II
  • Tiến sĩ, bác sĩ y khoa.
  • Khóa đào tạo phẫu thuật ngoại khoa tại Hàn Quốc 1997
  • Khóa đào tạo giảng viên cấp cứu chấn thương tại Hoa Kỳ năm 2003

Quá trình công tác:

  • Năm 1997-2003: Phẫu thuật viên, Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội.
  • 2003-2011: Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương (phụ trách chuyên môn).
  • Năm 2011 - nay: Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là cố vấn chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương và phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

Sở trường chuyên môn:

  • Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.
  • Điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Hướng dẫn đi khám:

Người bệnh có thể khám với Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tại:

  • Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
  • Địa chỉ: Số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Người bệnh có thể liên hệ đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng để hỏi lịch khám để chắc chắn thời gian thông qua hotline 0243.9656.999.

4. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng

  • Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Việt Đức
  • Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Việt Đức
  • Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Bệnh viện Việt Đức 

Bác sĩ đã có trên 90 công trình nghiên cứu, bài viết tổng quan, thông báo lâm sàng đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước.

Phó Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng rất giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật điều trị các bệnh lý về Tiêu hóa, Hậu môn trực tràng như:

  • Cắt trĩ theo phương pháp Longo
  • Phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa
  • Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn
  • Phẫu thuật ung thư dạ dày,...

Hướng dẫn đi khám: 

Phó Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng ít có lịch khám mà chủ yếu là lịch phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức.

5. Bác sĩ chữa bệnh trĩ hiệu quả - Bác sĩ Lê Văn Minh

Bác sĩ chữa bệnh trĩ hiệu quả tiếp theo được nhắc tới chính là bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I nam học – Ngoại tiết niệu.

Chức vụ:

  • Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

Quá trình học tập: 

  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội

Quá trình công tác:

  • Từng công tác ở các đơn vị bệnh viện trong quân đội hơn 33 năm.

Sở trường chuyên môn:

  • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh lý ở hậu môn trực tràng, đặc biệt là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
  • Thực hiện cắt trĩ theo phương pháp hiện đại HCPT.

Hướng dẫn đi khám:

Người bệnh có thể khám với Bác sĩ Lê Văn Minh tại:

  • Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
  • Địa chỉ: Số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Người bệnh có thể liên hệ đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng để hỏi lịch khám để chắc chắn thời gian thông qua hotline 0243.9656.999.

Xem thêm: 4 cách chữa bệnh trĩ nội được nhiều bệnh nhân ca ngợi

6. Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Mạnh Cường

  • Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương 
  • Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Phó Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam 
  • Phó trưởng khoa khám và điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Bác sĩ tại khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Bác sĩ Lê Mạnh Cường có nhiều bài báo về Hậu môn trực tràng được đăng tải, tham gia nhiều chương trình tư vấn trực tuyến Điều trị bệnh trĩ trên các kênh uy tín như: Sức khỏe đời sống, VnExpress, VTV,...

Hướng dẫn đi khám:

Bác sĩ Lê Mạnh Cường hiện tại đang công tác trong Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, người bệnh có thể đến khám tại:

  • Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

7. Điều trị bệnh trĩ với bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Đình Lân

Bác sĩ Chuyên khoa II Hoàng Đình Lân

  • Chuyên gia về Hậu môn trực tràng và các bệnh lý về Hậu môn trực tràng
  • Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (2003 - 2013)
  • Nguyên Chủ nhiệm khoa Ngoại - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương 
  • Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Nam Á 

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, Bác sĩ Hoàng Đình Lân đã phẫu thuật thành công cho trên 5.000 bệnh nhân bị trĩ, hơn 10.000 bệnh nhân được điều trị bệnh trĩ kết hợp các phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại đạt kết quả cao. 

Hướng dẫn đi khám: 

Bác sĩ Cao cấp Hoàng Đình Lân đã nghỉ công tác trong Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, và hiện tại có lịch khám ở:

  • Bệnh viện Đa khoa Trí Đức
  • Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Bác sĩ Hoàng Đình Lân thường khám sáng thứ 3, 4, 5 tại Bệnh viện Trí Đức. Tuy nhiên, lịch khám này có thể thay đổi do lịch công tác của bác sĩ. 

8. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh

  • Nguyên Phó khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Xanh Pôn
  • Nguyên Bác sĩ phẫu thuật Tiêu hóa - gan mật và hậu môn trực tràng - Bệnh viện Xanh Pôn
  • Nguyên Bác sĩ phẫu thuật và nội soi tại Phòng nội soi Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyên Bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại - Bệnh viện Việt Đức
  • Quyền Trưởng Khoa Ngoại Tổng Hợp, chuyên ngành Phẫu thuật Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh đã có kinh nghiệm 15 năm phẫu thuật ổ bụng trong lĩnh vực Tiêu hóa, Gan mật và Hậu môn trực tràng. 

Hướng dẫn đi khám:

Người bệnh có thể khám với bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh tại:

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Bệnh viện Vinmec là bệnh viện theo tiêu chuẩn Quốc tế nên chi phí khám chữa bệnh sẽ cao hơn một số bệnh viện, phòng khám tư nhân khác. Người bệnh nên tham khảo và cân nhắc trước khi đi khám.

Lưu ý: Nên Đặt lịch trước khi đến, vì giá khám sẽ thấp hơn so với đến đột xuất tại Bệnh viện khá nhiều. 

9. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn

  • Phó viện trưởng Viện phẫu thuật Tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật ống Tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phó chủ nhiệm khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bác sĩ cùng đồng nghiệp đã chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý ngoại khoa ống tiêu hóa bao gồm:

  • Các bệnh về thực quản, dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, đại tràng, phúc mạc, và các bệnh lý hậu môn trực tràng.
  • Các bệnh lý hậu môn trực tràng: trĩ, rò hậu môn, ung thư ống hậu môn,...

Hướng dẫn đi khám:

Vì hiện tại, Bệnh viện 108 chưa áp dụng Đặt lịch online nên người bệnh có thể liên hệ đến Khoa khám bệnh - Bệnh viện 108 để hỏi lịch khám của bác sĩ hoặc đến trực tiếp Khoa khám bệnh hoặc Khoa khám theo yêu cầu để Đăng ký khám. 

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết tác hại của bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào? Những bác sĩ nào chữa bệnh trĩ giỏi nổi tiếng Hà Nội. Bệnh trĩ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, vì thế, hãy chủ động đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay hotline 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Các tìm kiếm liên quan đến tác hại của bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ nội

nguyên nhân bệnh trĩ

cách chữa bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

bệnh trĩ có nguy hiểm không

dấu hiệu bệnh trĩ

hình ảnh bệnh trĩ