Bệnh trĩ có tự hết không? Sai lầm khi điều trị trĩ

Rất nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có tự hết không mà không cần phải có bất cứ biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên, trên thực tế, chuyên gia hậu môn trực tràng khẳng định, căn bệnh này không thể tự hết. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin để có cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh này.

Thắc mắc bạn đọc: “Cha em có tiền sử bị bệnh trĩ mấy năm rồi, thời gian gần đây hình như em cũng bị mắc bệnh. Khi đi vệ sinh em rất hay bị nóng rát, kèm theo đó là máu dính trên giấy vệ sinh. Em thì ngại đi khám lắm, một phần vì ngán đến bệnh viện, một phần vì bệnh khá tế nhị. Chuyên gia cho em hỏi là bệnh trĩ có tự khỏi không ạ. Em xin cảm ơn”.

(Bạn Lê Nguyệt – Hưng Yên)

Tâm lý lo lắng, ngại ngùng của bạn Lê Nguyệt cũng là tâm lý chung mà nhiều bạn gặp phải khi có dấu hiệu bệnh trĩ. Về thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề mắc bệnh trĩ có tự khỏi được không, chúng tôi xin đưa ra thông tin giải đáp như sau:

Liệu mắc bệnh trĩ có tự hết không?

Liệu mắc bệnh trĩ có tự hết không? Bệnh trĩ là sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn. Có nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó, phần lớn nguyên nhân là do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém chất lượng.

Khi mắc bệnh trĩ chúng ta hay có triệu chứng, ngứa rát hậu môn, chảy máu, lòi búi trĩ,... gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Các biểu hiện bệnh thường âm thầm nên người bệnh rất khó biết mình mắc bệnh ngay từ đầu, hoặc nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác.

Nhiều người cho rằng bệnh trĩ có thể tự khỏi, nhưng theo các chuyên gia thì bệnh không thể tự khỏi mà phải áp dụng các biện pháp điều trị. Với việc thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt có thể cải thiện được bệnh nhưng sau một thời gian có thể quay lại nếu gặp điều kiện phù hợp.

Nhưng bạn đừng lo lắng khi mà hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục bệnh trĩ, tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta có thể áp dụng cách phù hợp. Cụ thể:

  • Giai đoạn nhẹ: có thể dùng các cách dân gian với nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như: rau diếp cá, thầu dầu tía, hoa thiên lý,... Những cách này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện, ít gây tác dụng phụ mà còn tiết kiệm được chi phí,...
  • Giai đoạn nặng: các búi trĩ phát triển, chảy máu nhiều,... thì nên tiến hành điều trị theo biện pháp của bác sĩ. Vì càng để lâu thì càng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: mất máu, áp xe hậu môn, ung thư trực tràng,...
  • Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp thật sự cần thiết.

Xem thêm: Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ không nên bỏ qua

Ngoài việc nắm rõ bệnh trĩ có tự hết không? Mọi người cần biết biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là gì để chủ động trong việc điều trị kịp thời. Trĩ là bệnh hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là do táo bón kinh niên. Với các triệu chứng đi ngoài ra máu, lòi búi trĩ,... Nếu không chủ động trong việc điều trị sớm và đúng cách, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm sau:

  • Thiếu máu

Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là chảy máu hậu môn, cả khi bệnh nặng và nhẹ đều thấy rõ biểu hiện này. Thì bệnh nhẹ thì máu chảy thành giọt, khi nặng thì chảy nhiều hơn, thậm chí thành tia. Điều này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến mất máu.

Khi bệnh nhân thiếu máu sẽ hay bị chóng mặt, đau đầu,... nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến hàng loạt rối loạn trong cơ thể, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ tử vong.

  • Nghẹt búi trĩ

Thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Do búi trĩ bị sa quá mức ra ngoài hậu môn bị các cơ vòng trong hậu môn chèn ép. Sự chèn ép sẽ làm tắc tĩnh mạch lưu thông trong khi động mạch vẫn tiếp tục hoạt động. 

Điều này khiến cho búi trĩ càng to và cứng hơn và lâu dần không có khả năng vào trong hậu môn nữa. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân thường có cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu.

  • Tắc mạch trĩ

Hiện tượng này xảy ra khi búi trĩ quá to, máu khó lưu thông qua hậu môn mà dồn thành cục gây ra nhiều đau đớn. Lúc này bệnh nhân thường hay có cảm giác đau nhức ở sâu hậu môn hoặc ở phần rìa hậu môn. Biểu hiện này chỉ chấm dứt khi phần búi trĩ lòi ra bị loại bỏ.

  • Rối loạn chức năng hậu môn

Một trong những nhiệm vụ chính của hậu môn là đưa chất thải ra ngoài. Nếu bệnh trĩ không được điều trị sớm thì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng này. 

Trong khi chất thải nếu không được đưa ra ngoài thường xuyên sẽ tồn đọng lại, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn đến rối loạn nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

  • Các bệnh về da xung quanh hậu môn

Vì khi bị trĩ sẽ tiết ra những chất nhầy ra ngoài hậu môn khiến cho da ở những vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đến các bệnh về da. Những biểu hiện của bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Ngoài ra còn có những biến chứng nguy hiểm khác như: rối loạn thần kinh, nhiễm trùng máu,... Nhìn chung khi mắc bệnh trĩ, chúng ta không chỉ gặp các rối loạn liên quan đến khu vực hậu môn mà còn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Việc áp dụng các biện pháp điều trị cần được áp dụng càng sớm càng tốt, để hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Bệnh trĩ có di truyền không? Có tự khỏi được không?

Những điều bệnh nhân nên làm khi mắc bệnh trĩ

Những điều bệnh nhân nên làm khi mắc bệnh trĩ là điều gì? Bởi thực tế, bệnh trĩ có tự hết không đã có câu trả lời là không thể tự hết. Bệnh trĩ là bệnh không ai mong muốn xảy ra. Nhưng với cách sống, sinh hoạt của chúng ta hiện nay, việc mắc bệnh trĩ chỉ là vấn đề sớm hay muộn. 

Do đó, mọi người cần chuẩn bị cho mình những biện pháp cần thiết để ứng phó kịp thời. Bạn nên:

  • Đến gặp bác sĩ để kiểm tra và lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nhẹ thì có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị tại nhà. Nhưng nếu bệnh nặng thì nên thực hiện theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Nếu trong quá trình điều trị, sử dụng thuốc, sau phẫu thuật có bất kì phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời. Tuyệt đối không có tâm lý e sợ, ngại đi khám, để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám.
  • Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong chế độ ăn để bổ sung chất xơ, giúp nhu động ruột làm việc hiệu quả, làm mềm phân giúp việc tống đẩy dễ dàng hơn.
  • Uống nước nhiều hơn để làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đào thải phân cũng như trao đổi chất. Thỉnh thoảng bạn có thể thay thế nước lọc bằng một số loại nước ép, sinh tố để bổ sung thêm dinh dưỡng.
  • Hạn chế việc dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... không tốt cho các hoạt động của cơ thể, dễ gây bệnh táo bón.
  • Đừng ngồi nhiều, đứng lâu làm cho máu khó lưu thông, các tính mạch trĩ bị chèn ép,... làm cho những biểu hiện bệnh trĩ càng thêm nặng.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh cũng dễ dàng hơn.

5 sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ có tự hết không? Câu trả lời là Không. Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh trĩ người bệnh cần nắm rõ. Trĩ là căn bệnh thuộc vùng hậu môn trực tràng, có tỷ lệ mắc bệnh cao. Nhưng số người bệnh tự giác đi khám để chữa trị lại rất ít.

Bệnh nhân sẽ khó điều trị dứt điểm trĩ nếu mắc phải 5 sai lầm dưới đây:

  • Giấu bệnh

Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn bệnh nhân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại bệnh khó nói. Chỉ đến khi cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều, họ mới tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.

Điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc,...) chỉ có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp giúp loại bỏ búi trĩ nhanh nhất khi bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng.

  • Nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng, u hậu môn

Để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa. Tương tự, để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn, bệnh nhân cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng.

Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các búi tĩnh mạch vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện, khi rặn hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này búi trĩ sẽ giống như u.

Trong khi đó, u hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm) và u ác (ung thư). Do đó, bệnh nhân nhất thiết cần đi khám hậu môn khi thấy có u, cục ở hậu môn.

  • Trẻ em không mắc trĩ

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ em không thể mắc trĩ nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phần lớn là giãn tĩnh mạch trực tràng (sa trực tràng) hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn.

Trẻ nhỏ có bệnh trĩ rất khó chữa bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống. Vì vậy các bậc phụ huynh cần kiên trì.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên đợi tuổi con lớn để chữa trị. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả sẽ tốt nhất.

Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Cha mẹ nên cho bé dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đu đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước,...

Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc kêu đau, nên đưa bé đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.

  • Chữa bằng bài thuốc truyền miệng

Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, không có tác dụng trên toàn bộ bệnh nhân áp dụng.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học chứng minh để tránh bệnh biến chứng

  • Bệnh trĩ không thể chữa dứt điểm

Cho đến nay, tuy phẫu thuật không thể chữa dứt điểm tất cả các loại trĩ nhưng đa số bệnh nhân có thể loại bỏ các búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. 

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm dopler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần.

Tuy nhiên phẫu thuật trĩ chỉ là một phần trong quá trình điều trị trĩ. Một việc rất quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để tránh tái phát.

Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn bằng nước ấm vì tỷ lệ tái phát bệnh trĩ rất cao.

Phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỷ lệ tái phát khác nhau. Việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không.

Theo khuyến cáo bác sĩ, sau khi phẫu thuật, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, người bệnh cần sử dụng thuốc từ Đông y để hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ, tránh tái phát.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất

Người bệnh không chỉ quan tâm bệnh trĩ có tự hết không, mà họ còn quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp nào. Theo dõi nội dung bên dưới để biết chi tiết câu trả lời.

  • Các phương pháp phẫu thuật, thủ thuật 

Hiện nay thường được áp dụng nhiều nhất: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,... riêng bệnh trĩ ngoại thì phẫu thuật cắt trĩ. 

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định như cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới. 

Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở. Khâu đóng theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ và đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.

  • Các phương pháp điều trị nội khoa

Người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân.

  • Thắt búi trĩ bằng dây thun

Sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.

  • Chích xơ búi trĩ

Hiện nay, phương pháp chích xơ búi trĩ được nhiều cơ sở y tế trong cả nước thực hiện với những loại thuốc và các kỹ thuật chích xơ khác nhau. 

Tuy nhiên đối trĩ nội đã nặng và sa niêm mạc, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, vì lo sợ bệnh nhân bị đau đớn do tiêm hoặc gặp các biến chứng khác như chảy máu sau tiêm, trĩ sa nên không được chỉ định. 

Thường chỉ định sử dụng các biện pháp thắt, cắt hay mổ song từ mỗi phương pháp cũng đều có thể gặp những bất cập khác nhau.

Phương pháp điều trị tiêm búi trĩ đơn giản, an toàn và hầu như không có tai biến. Tránh cho bệnh nhân không phải đau đớn, không phải mất máu và không phải nằm viện và đặc biệt là không phải nghỉ lao động trong thời gian điều trị và không phải gặp các tai biến mà các phương pháp cắt, mổ thường mang lại.

  • Phẫu thuật cắt trĩ 

Đối với trĩ nặng độ III, độ IV. Người ta dùng các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Nối tiếng và thịnh hành là phương pháp Milligan-Morgan ở bệnh viện St-Mark (Anh), trong phương pháp này trĩ được cắt và cuống được khâu cột lại. Nếu trĩ vòng thì phải cắt thêm búi trĩ phụ nhưng phải cắt dưới niêm mạc để tránh teo hẹp hậu môn về sau.

Hay phương pháp Ferguson, Mazier,... Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ rất đau.

Phụ nữ bị trĩ sau sinh nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Phụ nữ bị trĩ sau sinh nên ăn gì để cải thiện bệnh, để không phải thắc mắc bệnh trĩ có tự hết không. Sau sinh, cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi, việc bị trĩ sau sinh là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ. Nên ăn các loại thực phẩm nào. Tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh dưới đây.

  • Sữa chua

Như chúng ta đã biết, sữa chua bổ sung thêm những chế phẩm sinh học, các loại men vi sinh có lợi đến hệ tiêu hóa, những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ làm cho  bộ máy tiêu hóa vận hành tốt hơn, tăng sức miễn dịch trong cơ thể. 

Theo các chuyên gia, thì những người mắc bệnh trĩ hàng ngày nên ăn sữa chua để ngăn chặn chứng táo bón và phòng bệnh trĩ phát triển nặng thêm.

  • Trái cây, rau quả

Trái cây, rau quả thường được biết đến như là loại “thực phẩm vàng” vì nó có tác dụng tăng sự hệ miễn dịch vì các chất lỏng có được giúp hạn chế bớt chứng táo bón và hạn chế áp lực làm đau đớn mỗi lần đi đại tiện. 

Ngoài ra, chất xơ có trong các loại bông cải xanh, dâu, bơ ,táo, lê, atiso, đậu Hà Lan, rau lá xanh sẫm,... là những loại chứa nhiều chất xơ và những thực phẩm nhuận tràng tốt như rau đay,  rau mồng tơi, khoai lang,... cũng là những loại rau phòng ngừa bệnh trĩ nặng tốt.

  • Nước trái cây

Nước trái cây chính là “vị cứu tinh” trong thực đơn của những người bị bệnh trĩ, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều nước như: dưa hấu, cherry, việt quất, dâu tây, táo, dứa, chuối,... 

Vì trong những loại quả mọng nước chứa “anthocyanins” và “proanthocyanidins, có tác dụng giảm đau và hạn chế sưng búi trĩ. Đồng thời, tăng cường sức bền của thành tĩnh mạch và làm săn chắc ở vùng da xung quanh hậu môn.

  • Ngũ cốc

Ngũ cốc là loại thực phẩm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có trong hạt, cung cấp nhiều chất xơ, các protein và những vi chất dinh dưỡng cao hơn so với các loại ngũ cốc được tinh chế, như bột mì trắng. 

Đa số, mọi người thường đáp ứng không đủ các nhu cầu hàng ngày về chất xơ, chỉ khoảng 20 và 35 g chất xơ/ ngày.Một  số thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, các loại hạt,...

  • Chất lỏng

Chất lỏng thường có nhiều trong nước uống hay trong các loại sữa, trà thảo dược, nước tinh khiết, nước dùng trong món ăn,... Có một lưu ý rằng các loại nước ép trái cây hay nước ép rau quả sẽ có ít chất xơ hơn khi chưa qua chế biến. 

Đồng thời, bạn không nên uống hay có thể hạn chế uống caffein, các loại đồ uống chứa cồn và có lượng đường cao, có thể bổ sung hydrat hóa ít hơn, và một số trường hợp, nó góp phần làm tăng cân nhanh chóng. Đây chính là các loại thực phẩm không tốt đối với người mắc bệnh trĩ.

  • Thực phẩm chứa nhiều sắt

Đối với những bệnh nhân mắc trĩ thì sắt chính là một dưỡng chất cần thiết đối với bệnh nhân trĩ, vì nó có tác dụng giúp cơ thể sản sinh ra nhiều máu hơn hay dự trữ sắt tốt hơn, phòng tránh trong trường hợp bệnh trĩ chảy ra máu nhiều và dẫn đến thiếu máu.

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: gan gà, cá ngừ, cua hấp, mơ khô, hạt hướng dương mận khô, hạt điều, hạnh nhân, rong biển, khoai tây nướng, hạt hồ trắn, dưa đỏ, hành tây,...

  • Các loại dầu

Trong khi ăn, người mắc bệnh trĩ nên kết hợp thêm các món ăn chứa nhiều dầu oliu, dầu hạt lanh, giấm táo trong các món gỏi, món salad. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm viên nang dầu cá sau khi ăn, vì nó rất tốt cho cơ thể.

Trên đây là các thực phẩm tốt cho bệnh trĩ, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Vậy để có thể góp phần cải thiện bệnh thì phụ nữ bị trĩ sau sinh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lí.

Chắc hẳn qua những gì được chia sẻ bạn có câu trả lời cho vấn đề bệnh trĩ có tự hết không và loại bỏ được hy vọng rằng bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần bất cứ biện pháp điều trị nào. Nhưng cũng đừng lo lắng vì bệnh trĩ không phải là bệnh nan y và hoàn toàn có thể chữa trị được. Ngay từ khi có những biểu hiện ban đầu, hãy tiến hành việc chữa bệnh thì bệnh sẽ chấm dứt trong thời gian ngắn.

Nếu còn điều gì chưa rõ bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ có tự hết không

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ ngoại có tự hết không

bệnh trĩ có nguy hiểm không

cách chữa bệnh trĩ

dấu hiệu bệnh trĩ

hình ảnh bệnh trĩ

thuốc trị bệnh trĩ safinar

bệnh trĩ nội