Bị trĩ ăn gì, kiêng ăn gì và kiêng quan hệ không?

Bị trĩ ăn gì, kiêng ăn gì và kiêng quan hệ không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và gia đình có người bị trĩ. Bởi chế độ dinh dưỡng kết hợp việc nghỉ ngơi hợp lý quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị lâu dài. Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Bệnh trĩ nên ăn gì để mau hồi phục?

Bệnh trĩ nên ăn gì để mau hồi phục? Nếu bệnh nhân trĩ mức độ nhẹ cân nhắc một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, chắn chắn sẽ cải thiện rõ rệt được các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của mình.

  • Uống đủ nước

Nước là một yếu tố rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc bệnh trị, nước có tác dụng loại trừ cặn bã trong ruột. Làm mềm phân, củng cố thành tĩnh mạch, tăng cường trao đổi chất và giảm sưng đau do các búi trĩ gây ra.

Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước là vừa đủ. Nước có thể bổ sung vào cơ thể qua chính các loại nước ép hoa quả, rau củ: rau má, rau diếp cá, cà rốt,... 

Theo cách này, người bệnh không chỉ bổ sung nước cho cơ thể. Còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.

  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Người bị trĩ cần tăng cường vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ, trái cây hay ngũ cốc . Chất xơ có tác dụng đáng kể trong việc trữ nước trong ruột. Giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn và dễ dàng hơn.

  • Bổ sung sắt cho cơ thể

Bên cạnh đó, bổ sung sắt cho cơ thể là điều thiết yếu người bệnh nên làm. Do các bệnh nhân bị trĩ thường rất dễ có tình trạng thiếu máu. Chất sắt sẽ là trợ thủ đắc lực giải quyết vấn đề này, bổ sung máu cho cơ thể người bệnh.

Các loại thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, cá ngừ, cua,...

  • Thực phẩm chứa nhiều magie

Magie là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như hạt điều, nho khô, đậu nành, bột yến mạch,... có chứa nhiều magie.

Xem thêm: Sau mổ trĩ không đi cầu được do đâu? Cách khắc phục

Bị bệnh trĩ ăn trái cây gì tốt nhất?

Bị bệnh trĩ ăn trái cây gì tốt nhất? Bệnh trĩ là một trong những vấn đề xảy ra ở cơ quan tiêu hóa dưới. Bệnh hình thành do mạch máu ở trực tràng – hậu môn bị giãn quá mức, dẫn đến tình trạng ứ huyết và sưng viêm.

Vì tổn thương xảy ra ở phần cuối của hệ tiêu hóa nên bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân trĩ nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Trong đó, hoa quả được đánh giá là nhóm thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh lý này.

Dưới đây là một số loại hoa quả có khả năng làm giảm tổn thương mạch máu và hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó đại tiện, đau rát, táo bón,... do bệnh trĩ gây ra.

1. Việt quất giúp bảo vệ thành mạch

Việt quất có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều loại vitamin như vitamin K, C và A. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, việt quất có khả năng kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng khó tiêu và táo bón.

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây chèn ép lên mạch máu ở trực tràng và làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh trĩ. Vì vậy nếu thường xuyên bổ sung việt quất vào chế độ ăn, bạn có thể hạn chế được tình trạng táo bón và đau rát khi đại tiện.

Ngoài ra, anthocyanin – một flavonoid trong việt quất còn có khả năng chống oxy hóa và tăng độ bền của thành mạch. Từ đó hạn chế hiện tượng sung huyết ở búi trĩ và ngăn ngừa chảy máu, nhiễm trùng ở cơ quan này.

2. Đu đủ cải thiện chức năng tiêu hóa

Đu đủ là một trong những loại trái cây có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Lý do là trong loại trái cây này chứa enzyme papain – có tác dụng phá vỡ chuỗi protein trong thịt và các thực phẩm khó tiêu hóa khác.

Ngoài ra, hàm lượng carotenoids trong đu đủ còn có tác dụng giảm viêm và cải thiện cơn đau do búi trĩ gây ra. Bằng cách bổ sung đu đủ 2 – 3 lần/ tuần, bạn có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và cải thiện viêm, đau rát do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn đu đủ chín. Sử dụng đu đủ còn sống có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa.

3. Bơ chứa nhiều năng lượng

Bên cạnh việc bổ sung ngũ cốc, bạn có thể thay thế bữa sáng bằng các món ăn từ bơ. Bơ là loại trái cây có lượng carbohydrate cao nhưng lại dễ tiêu hóa và hấp thu.

Do đó loại trái cây này thường được bổ sung trong chế độ ăn của những người mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn, bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích,...

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng trong bơ như vitamin E, vitamin B5, B6, K, C, kali, folate,... còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.

4. Chuối thúc đẩy hoạt động của đường ruột

Chất xơ, nguyên tố vi lượng và vitamin trong chuối có khả năng thúc đẩy hoạt động của đường ruột, hạn chế đầy bụng, khó tiêu,... Ngoài ra việc bổ sung chuối thường xuyên còn giúp phân mềm và dễ dàng được đào thải.

Hơn nữa chuối còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, có khả năng phục hồi các tế bào tổn thương, tăng sức bền thành mạch và hạn chế hình thành các gốc tự do trong cơ thể.

5. Nước ép lựu

Lựu là loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Các chất này có khả năng bảo vệ tế bào, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bệnh nhân trĩ sử dụng nước lựu trong khẩu phần ăn có thể giảm mức độ tổn thương ở trực tràng và cải thiện tình trạng sung huyết.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và E trong quả lựu còn có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

6. Dừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Các nghiên cứu cho thấy, nước dừa giúp trung hòa acid trong dạ dày và kích thích nhu động ruột. Từ đó thanh lọc, giải độc cơ thể và hạn chế hiện tượng táo bón, đầy hơi,… Chính vì vậy khi uống nước dừa thường xuyên, bệnh nhân trĩ ít gặp phải tình trạng khó khăn và đau rát khi đại tiện. 

Tuy nhiên uống nhiều nước dừa có thể gây hạ huyết áp, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khoảng 200ml nước dừa/ ngày và chỉ nên uống sau khi đã ăn no.

7. Dưa hấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Dưa hấu chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và thành phần cần thiết cho cơ thể, như:

  • Vitamin C: Ngăn ngừa hiện tượng oxy hóa tế bào và phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Cucurbitacin E: Là hợp chất thực vật có khả năng giảm viêm và chống oxy hóa. Bổ sung thành phần này có thể ngăn ngừa hiện tượng viêm và sung huyết ở trực tràng.
  • Lycopene: Có khả năng ngăn ngừa ung thư ở cơ quan tiêu hóa và ức chế sự phát triển kích thước ở búi trĩ.

Ngoài ra dưa hấu còn có khả năng kích thích tiêu hóa và tăng cường nhu động ruột. Bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn hàng ngày có thể giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu và đau rát khi đại tiện.

8. Táo giàu vitamin B

Vitamin B (thiamin, vitamin B6, riboflavin) trong táo có khả năng duy trì số lượng hồng cầu trong máu và ổn định hoạt động của hệ tuần hoàn. Do đó khi ăn táo thường xuyên, bệnh nhân trĩ có thể hạn chế được tình trạng ứ huyết tại trực tràng và hậu môn.

Ngoài ra, hoạt chất phytonutrients trong táo còn bảo vệ các mô tổn thương, ngăn chặn tác động bất lợi của gốc tự do và tăng cường miễn dịch.

Tương tự như các loại trái cây khác, táo cũng chứa hàm lượng chất xơ, nước và vitamin dồi dào. Vì vậy khi thu nạp loại trái cây này, bệnh nhân trĩ có thể hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đại tiện.

9. Anh đào giúp giảm viêm mạnh mẽ

Polyphenol  trong quả anh đào có khả năng giảm viêm mạnh. Do đó, nước ép từ loại quả này còn được ứng dụng trong điều trị các tình trạng viêm mãn tính như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,...

Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C và A dồi dào, quả anh đào còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ổn định chức năng tiêu hóa và giảm táo bón.

Xem thêm: Sa búi trĩ là gì? 3 cách điều trị “nổi tiếng” hiệu quả

Bị trĩ sau sinh nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Bị trĩ sau sinh nên ăn gì để cải thiện bệnh? Để làm thuyên giảm các dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh và khống chế bệnh phát triển, chị em nên thường xuyên ăn các thực phẩm sau:

1. Cơm gạo lứt

Gạo lứt còn giữ nguyên được lớp vỏ lụa bên ngoài nên chứa nhiều vitamin B1, sắt và chất xơ vượt trội so với gạo thông thường. Việc dùng loại gạo này nấu cơm ăn thường xuyên không chỉ giúp cho sữa mẹ dồi dào, đủ chất mà còn giúp chị em dễ đi ngoài hơn, tránh được tình trạng táo bón và giữ cho cân nặng không bị tăng quá nhanh.

2. Rau ngót tốt cho người bị trĩ sau sinh

Rau ngót là sự lựa chọn số một cho sản phụ sau sinh. Loại rau này giúp làm mát sữa, đào thải sạch lượng máu bẩn và nhau còn sót lại sau sinh. Ngoài ra nó còn cung cấp nhiều thành phần dưỡng chất quý giá như sắt, canxi, đạm , chất xơ, cùng các loại vitamin A,B,C.

Trong y học cổ truyền, rau ngót còn được xem như một vị thuốc có tính nhuận tràng, tiêu viêm giúp giảm sưng đau búi trĩ. Đây chính là lý do vì sao món canh rau ngót luôn góp mặt trong bữa ăn của chị em phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người đang bị trĩ.

3. Sữa chua

Sữa chua chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho vấn đề “bị trĩ sau sinh nên ăn gì”. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày đều đặn ăn 1-2 hũ sữa chua sẽ giúp bổ sung men vi sinh có lợi nhằm cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, giúp chị em không còn lo chứng táo bón và sa trĩ khi đi ngoài.

Bên cạnh đó, sữa chua còn là nguồn cung cấp canxi, vitamin D dồi dào cho em bé phát triển cứng cáp hơn, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ.

3. Trái cây tươi

Trái cây chứa nhiều vitamin, nước, chất xơ và các chất chống oxy hóa rất tốt cho phụ nữ bị trĩ sau sinh. Chị em nên ăn đu đủ, cam, bưởi, vú sữa, chuối tiêu hay quả sung đều giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

4. Bị trĩ sau sinh nên ăn nghệ

Nghệ vàng đem lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh. Với thành phần các dưỡng chất như canxi, kali, kẽm… nghệ có tác dụng đào thải độc tố, làm đẹp da, giúp chị em phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, hoạt chất curcumin có trong nghệ có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Mẹ bỉm bị trĩ nên thường xuyên thêm nghệ tươi vào trong các món ăn hoặc uống nước nghệ pha sữa để ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

5. Rau đay

Thông thường, ngay từ những ngày đầu sau sinh, chị em đã được khuyên nên ăn khoảng 150g rau đay mỗi ngày. Rau đay vừa giúp kích sữa, tăng hàm lượng chất béo trong sữa mẹ, vừa có tác dụng ngăn ngừa táo bón, giúp chị em dễ đi ngoài hơn khi bị trĩ.

6. Ngọn rau lang

Nếu chưa biết bị trĩ sau sinh nên ăn gì chị em có thể thêm rau lang vào trong danh sách các thực phẩm nên ăn thường xuyên. Rau lang có tính mát và có công dụng kích thích tiêu hóa, lợi sữa. Không chỉ là khắc tinh của bệnh trĩ, rau lang còn giúp hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của em bé.

7. Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm lý tưởng cho mẹ bỉm bị trĩ. Nó cung cấp đầy đủ nhu cầu chất sắt hàng ngày giúp chị em bớt mệt mỏi, ngăn ngừa chứng thiếu máu khi bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều chất đạm và vitamin B12 giúp cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.

Xem thêm: Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? 10 cách làm teo búi trĩ tại nhà

Bị bệnh trĩ kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Bị bệnh trĩ kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm? Bên cạnh việc chú trọng bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh cũng cần nắm rõ những thực phẩm kiêng ăn khi bị trĩ . Bởi chính những thức ăn đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Hạn chế dùng muối

Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.

  • Đồ ăn cay nóng

Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế,... Người bệnh trị tuyệt đối không nên dùng. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.

  • Các chất kích thích

Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga,... Làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh trĩ cần đặc biệt tránh xa.

  • Giảm thiểu lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể

Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột. Dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn. 

  • Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo

Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra, người bệnh trĩ cần chú ý không nên ăn quá no, các thực phẩm dị ứng, gây ngứa.

Có một chế độ ăn uống khoa học, đúng cách là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ. Thêm vào đó để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tốt nhất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Bị trĩ là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bị bệnh trĩ có kiêng quan hệ tình dục không?

Bị bệnh trĩ có kiêng quan hệ tình dục không? Trên thực tế, người bệnh trĩ vẫn có thể quan hệ tình bình thường, vì bệnh trĩ là căn bệnh ở vùng hậu môn chứ không hề có ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của con người.

Tuy nhiên, khi quan hệ tình dục, người bệnh trĩ cũng cần hạn chế các tư thế không đúng như qua hệ qua đường hậu môn.

Các tư thế quan hệ không quá nhiều sức để không làm cho phần hậu môn không phải chịu nhiều áp lực.

Cả hai hãy phối hợp quan hệ nhẹ nhàng, chọn những tư thế thích hợp thì sẽ tốt hơn cho những bệnh nhân đang bị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào?

Quan hệ tình dục là nhu sinh lí của mỗi con người, được coi như là sợi dây vô hình kết nối tình cảm.

Đối với các cặp vợ chồng thì quan hệ tình dục chính là ngọn lửa lưu giữ tình cảm, để gần gũi với nhau hơn.

Chuyện quan hệ tình dục không phải chuyện của ngày một, ngày hai mà là nhu cầu của cả đời người, xuyên suốt đến hết cả cuộc đời.

Nếu không may một trong hai người bị mắc phải căn bệnh trĩ thì chúng sẽ gây ra những phiền tóai không đáng có trong quan hệ tình dục như:

- Giảm hưng phấn khi quan hệ: Người bị trĩ hi quan hệ thường hay bị đau, nhất là khi bệnh ở cấp độ nặng, các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn.

Khi quan hệ hệ người bệnh sẽ bị đau rất nhiều, cảm giác đau làm giảm hưng phấn hoặc có thể mất đi hứng thú quan hệ hệ.

Tình trạng này kéo dài, sẽ khiến cho người bệnh trĩ trở nên lãnh cảm, không còn cảm giác với chuyện sinh hoạt tình dục vốn là nhu cầu của bản thân.

- Tâm lí bị ảnh hưởng: Người bị bệnh trĩ thường mang tâm lí e ngại, thiếu tự tin, vì là căn bệnh vùng kín nên nên rất ngại quan hệ vì sợ đối phương phát hiện ra.

Nhất là phụ nữ, vốn rất e ngại trong chuyện chăn gối, nay lại càng e ngại rụt rè hơn khi bản thân mình bị mắc bệnh trĩ.

Bản thân người bị trĩ khi mà các búi trĩ thường xuyên tiết ra những chất dịch, nước rất dễ gây viêm nhiễm, có mùi hôi.

Vì thế họ sẽ thiếu tự tin khi làm chuyện gì tiếp xúc tới vùng kín, vùng nhạy cảm của họ, không để cho tâm lí được thoải mái, khiến cho việc quan hệ cũng trở nên không mấy thuận lợi.

Khi hai người đang quan hệ tình dục ở trong giai đoạn cao trào, thì các cơ phải hoạt động liên tục, như cơ hông, cơ bụng, cơ lưng,...

Các hoạt đông này đều có liên quan, ảnh hưởng đến sự lưu thông , tuần hoàn máu ở vùng hậu, vùng hậu môn.

Bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ sẽ lại có khả năng bị nặng thêm vì các mạch máu có nguy cơ bị tắc nghẽn, căng lên và tình trạng ngày càng tệ đi.

Bên cạnh đó, khi quan hệ tình dục lại càng dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm:

Vì chất nhờn từ âm đạo của phụ nữa cộng với tinh dịch của người đàn ông sẽ chảy xuống hậu môn.

Nhiều khi không vệ sinh sạch sẽ lại khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng và bốc mùi hơn.

- Không mang lại cảm giác cực khoái: Vì tâm lí bị ảnh hưởng, hạn chế các tư thế quan hệ cũng như không được quan hệ mạnh,...

Tất cả đã khiến cho cuộc giao hợp không được trọn vẹn. Bản thân người bệnh cũng không cực khoái mà đối phương cũng bị ta làm cho ảnh hưởng.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bị trĩ ăn gì, kiêng ăn gì và kiêng quan hệ không. Nếu áp dụng chế độ kiêng khem như vậy mà tình trạng bệnh trĩ không thuyên giảm, người bệnh nên chủ động đến địa chỉ hậu môn trực tràng uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám – điều trị.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến bị trĩ ăn gì

bệnh trĩ kiêng ăn rau gì

bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào

bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì

bệnh trĩ ăn trái cây gì

thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

mổ trĩ xong nên ăn gì

bị trĩ nên uống thuốc gì

bị trĩ nội kiêng ăn gì