Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? 10 cách làm teo búi trĩ tại nhà

Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Búi trĩ lòi ra ngoài là hiện tượng khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bất an mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn cảnh báo bệnh trĩ của bạn đang ở mức độ nguy hiểm. Vậy làm thế nào để búi trĩ co lên một cách tự nhiên? 10 cách làm teo búi trĩ tại nhà dưới đây hy vọng giúp bạn hài lòng.

Trĩ lồi ra ngoài báo hiệu điều gì?

Trước khi giải đáp vấn đề trĩ lồi ra ngoài phải làm sao, người bệnh cần phải biết tình trạng búi trĩ lồi ra ngoài báo hiệu điều gì? Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn báo hiệu bệnh trĩ biến chứng lên cấp độ nặng và nguy hiểm. Cụ thể:

  • Sa búi trĩ cấp độ 2

Bình thường không thấy lòi trĩ ra ngoài, chỉ khi người bệnh rặn đại tiện, các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn với độ dài ít và sẽ tự co vào trong ống hậu môn khi người bệnh vệ sinh xong.

  • Sa búi trĩ cấp độ 3

Búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn khi bệnh nhân đi đại tiện và không thể tự co lại vào bên trong hậu môn khi người bệnh đại tiện xong. Khi người bệnh dùng các lực bên ngoài tác động như nhét, ấn thì búi trĩ sẽ co lại. 

Đồng thời, ở giai đoạn này sa búi trĩ và các dấu hiệu bệnh trĩ nội xảy ra với mức độ thường xuyên hơn. Búi trĩ có thể lòi ra ngoài ngay cả khi ngồi lâu, đứng lâu hay lao động quá sức, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

  • Sa búi trĩ cấp độ 4

Lòi trĩ ở giai đoạn này mang tính chất rất nghiêm trọng và đây cũng là giai đoạn bệnh phát triển nặng nhất. Búi trĩ lòi ra bên ngoài và không thể tự co vào bên trong hậu môn dù người bệnh có tác động. 

Nó gây ra cảm giác đau rát, khó chịu và có thể gây ra các biến chứng như: sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, nứt kẽ hậu môn,... nếu không được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Sau mổ trĩ không đi cầu được do đâu? Cách khắc phục

Búi trĩ lồi ra ngoài nguy hiểm như thế nào?

Không chỉ quan tâm búi trĩ lồi ra ngoài phải làm sao, người bệnh còn thắc mắc búi trĩ lồi ra ngoài nguy hiểm như thế nào? Đối với tình trạng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, nếu không can thiệp y khoa sớm có thể để lại những di chứng xấu cho sức khỏe bệnh nhân.

  • Sa nghẹt búi trĩ

Đây là một biến chứng thường gặp. Tình trạng sa búi trĩ thường bị mắc lại ở hậu môn gây cản trở sự lưu thông máu, cản trở việc đi đại tiện, gây ra những cơn đau khi ngồi hoặc làm việc nặng. Bên cạnh đó, sa búi trĩ còn gây chèn ép các cơ vòng, làm tắc tĩnh mạch.

  • Thiếu máu – Nhiễm trùng máu

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thường kèm theo các triệu chứng chảy máu. Chính vì lý do đó đã gây nên tình trạng thiếu máu và nhiễm trùng máu. Và đây cũng chính là một trong những biến chứng nghiêm trọng của sa búi trĩ nói riêng và bệnh trĩ nói chung. 

Nếu tình trạng này bị kéo dài mà không có sự can thiệp của y khoa có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  • Hoại tử búi trĩ

Một khi búi trĩ to dần thì việc nhét vào trong hậu môn càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, chất dịch tiết ra ngày càng nhiều hơn bình thường. Nếu tình trạng này bị kéo dài trong thời gian dài có thể gây viêm nhiễm và có thể gây hoại tử búi trĩ;

  • Gây rối loạn chức năng hậu môn

Hậu môn là cơ quan có chức năng đào thải các chất độc hại ra ngoài thông qua việc đại tiện. Tuy nhiên, hiện tượng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn dẫn đến tình trạng việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn, kèm theo đó là những cơn đau, chảy máu hậu môn. 

Khi đó, chức năng của hậu môn bị ảnh hưởng khá lớn, người bệnh không thể kiểm soát được việc đại tiện.

  • Gây viêm nhiễm phụ khoa

Ở đối tượng nữ giới, khoảng cách của bộ phận sinh dục và hậu môn khá là ngắn. Do đó, trường hợp viêm nhiễm bệnh phụ khoa rất dễ xảy ra, khi đó các vi khuẩn ở hậu môn thường lây lan sang âm đạo khiến chị em phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai. 

  • Xuất hiện triệu chứng da liễu

Khi búi trĩ sa ra ngoài, đồng nghĩa với việc hậu môn không ngừng tiết ra nhiều chất dịch hơn. Khi đó, sự rò rỉ này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây một số bệnh lý về da. Tuy nhiên, biến chứng này không quá nguy hiểm và không phải ai mắc phải đều bị viêm nhiễm da.

  • Ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày

Những cơn đau ê ẩm, sự khó chịu ở hậu môn, tình trạng chảy máu luôn làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là những lúc đi đại tiện hoặc lúc ngồi mạnh. Bên cạnh đó, chất lượng sinh hoạt vợ chồng cũng bị giảm sút đáng kể.

Xem thêm: Sa búi trĩ là gì? 3 cách điều trị “nổi tiếng” hiệu quả

Làm thế nào để búi trĩ co lên [10 cách teo búi trĩ tại nhà]

Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao là điều bệnh nhân rất quan tâm. Để làm teo búi trĩ cũng như cải thiện dấu hiệu khó chịu của bệnh, mọi người có thể thực hiện 10 cách làm teo búi trĩ tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ dưới đây.

1. Cách làm teo búi trĩ tại nhà bằng đu đủ

Cách làm teo búi trĩ tại nhà bằng đu đủ là một trong những phương pháp dân gian được người bệnh áp dụng. Phương pháp này có khả năng tác động và làm teo búi trĩ một cách nhanh chóng. 

Tác dụng làm teo búi trĩ của quả đu đủ được hình thành là do trong nhựa đu đủ chứa những hoạt chất có lợi có khả năng ổn định các mạch máu và tĩnh mạch. Đồng thời chống viêm, chống khuẩn, cầm máu và giảm phù nề.

Nguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ xanh loại nhỏ (lưu ý bạn cần chọn quả đu đủ tươi, xanh và có nhiều nhựa).
  • Nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha muối loãng.

Cách thực hiện:

  • Trước khi đi ngủ bạn dùng nước ấm pha muối loãng hoặc nước muối sinh lý vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn sạch sẽ để sát khuẩn
  • Dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau sạch vùng hậu môn
  • Đu đủ mang đi rửa sạch phần vỏ ngoài, để ráo nước và bổ đôi
  • Đặt cố định hai nửa quả đu đủ xanh vào hai cẳng chân sao cho nhựa đu đủ có thể tiếp xúc với vùng hậu môn
  • Giữ nguyên trạng thái trong khoảng 15 – 20 phút thì vệ sinh hậu môn cùng với nước ấm. 

Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp làm teo búi trĩ tại nhà bằng đu đủ 1 lần/ngày (buổi tối trước khi đi ngủ). Áp dụng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy búi trĩ của bạn teo đáng kể. Bên cạnh đó triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, tình trạng chảy máu do búi trĩ gây ra cũng được cải thiện một cách đáng kể.

Xem thêm: Bị trĩ ăn gì, kiêng ăn gì và kiêng quan hệ không?

2. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Điều trị bằng rau diếp cá

Rau diếp cá nổi tiếng với tác dụng làm teo búi trĩ và cải thiện những triệu chứng khó chịu do búi trĩ gây ra. Tác dụng này được hình thành là do rau diếp cá mang trong mình tính mát và chứa nhiều hoạt chất có khả năng cải thiện tình trạng phồng to của các tĩnh mạch, thu nhỏ kích thước của búi trĩ. 

Đồng thời ức chế quá trình chảy máu, tiết dịch tại vùng hậu môn. Điều này giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau rát và ngứa ngáy. Quá trình đi đại tiện của bạn cũng diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Hơn thế nhờ tính mát và những hoạt chất có lợi, rau diếp cá còn có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời giúp người bệnh chống khuẩn, kháng viêm, chống táo bón. Đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của những biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra.

Ngoài ra, cách làm teo búi trĩ tại nhà bằng rau diếp cá không chỉ giúp búi trĩ teo, chống táo bón mà còn giúp người bệnh kích thích các hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra một cách suôn sẻ hơn và tốt hơn. Đồng thời làm bền vững thành niêm mạc tồn tại trong trực tràng.

Cách 1: Làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách đắp rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • 100 gram diếp cá tươi
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Mang lượng rau diếp cá đã chuẩn bị loại bỏ hết phần lá hư, lá úa và cọng già
  • Rửa sạch rau diếp cá
  • Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng đã chuẩn bị trong 15 phút. Ngâm và rửa nguyên liệu cùng với nước muối sẽ giúp bạn làm sạch lượng vi khuẩn, bụi bẩn còn trên lá. Đồng thời giúp bạn phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm dẫn đến bội nhiễm
  • Vớt rau diếp cá ra ngoài, sau đó mang rửa lại cùng với nước sạch thêm một lần nữa. Để ráo nước.
  • Cho rau diếp cá sạch vào cối, có thể thêm một ít muối
  • Giã nát rau diếp cá
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để sát khuẩn. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị
  • Sau khi lau khô hậu môn, người bệnh tiến hành đắp rau diếp cá vào hậu môn
  • Dùng vải mềm sạch hoặc băng gạc băng cố định vết thương. Bạn cần đảm bảo rằng rau diếp cá có thể tiếp xúc với vùng hậu môn và không bị rơi ra ngoài
  • Giữ nguyên trạng thái trong 30 phút, sau đó tháo băng và loại bỏ lượng rau diếp cá cũ, thay bằng một lượng rau diếp cá mới
  • Thực hiện 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối)
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách đắp rau diếp cá cho đến khi nhận thấy kích thước của búi trĩ nhỏ lại.

Cách 2: Làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách uống nước rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • 200 gram rau diếp cá.

Cách thực hiện:

  • Mang lượng rau diếp cá đã chuẩn bị loại bỏ hết phần lá úa và cọng già
  • Rửa sạch rau diếp cá
  • Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng
  • Sau 15 phút vớt rau diếp cá ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
  • Giã nát rau diếp cá trong cối
  • Dùng vải mùng ép lấy lượng nước cốt và bỏ bã
  • Người bệnh cần uống lượng nước cốt rau diếp cá ngay khi vừa thực hiện, tránh để lâu
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách uống nước rau diếp cá từ 1 – 2 lần/ngày. Áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách 3: Làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách xông, rửa hậu môn với nước rau diếp cá

Nguyên liệu:

  • 300 gram rau diếp cá
  • 5 gram muối tinh.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa lượng rau diếp cá đã chuẩn bị trong nước muối pha loãng
  • Cho lượng rau diếp cá sạch vào nồi cùng với 1 lít nước lọc và muối tinh
  • Tiến hành đun nồi thuốc cho đến khi sôi thì hạ lửa và đun thêm khoảng 15 phút
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để sát khuẩn và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
  • Dùng mền hoặc khăn lớn bao phủ từ đầu đến chân cùng với nồi nước
  • Người bệnh tiến hành xông hậu môn cho đến khi hơi nóng của nồi thuốc không còn bốc lên thì tiếp tục mang nước này ngâm và rửa hậu môn
  • Thực hiện 1 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách xông, rửa hậu môn bằng nước rau diếp cá mỗi ngày. Sau 10 ngày bạn sẽ thấy búi trĩ teo đáng kể.

Xem thêm: Bị trĩ là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

3. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Điều trị bằng lá cây thiên lý 

Trong Y học cổ truyền, phần lá của cây thiên có vị ngọt, tính bình. Nhờ đặc tính này lá cây thiên lý có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Bên cạnh đó những dưỡng chất được tìm thấy trong phần lá của cây thiên lý còn có tác dụng giúp kháng viêm, chống khuẩn, làm teo búi trĩ và thúc đẩy quá trình lên da non.

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá thiên lý non
  • Muối tinh.

Cách thực hiện: 

  • Mang lượng lá thiên lý non đã chuẩn bị rửa sạch
  • Pha một lượng nước muối loãng vừa đủ, ngâm lá thiên lý trong lượng nước muối này từ 10 – 15 phút để đảm bảo vệ sinh cho lá
  • Vớt nguyên liệu ra ngoài và rửa lại cùng với nước sạch, để ráo nước
  • Cho 5 gr muối và 100 gr lá thiên lý non vào cối, giã nát
  • Cho vào cối thêm 150ml nước lọc, trộn đều
  • Dùng vải mùng để ép lấy phần nước thuốc, bỏ phần bã
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để sát khuẩn và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
  • Dùng bông gòn và gạc thấm đều vào lượng nước thuốc, sau đó đắp lên búi trĩ và vùng hậu môn
  • Nằm nghỉ trong 30 phút, hạn chế đi lại nhiều để tránh bông gòn và gạc rơi ra ngoài
  • Người bệnh thay băng sau 30 phút
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.

Cách sử dụng lá cây thiên lý làm teo búi trĩ tại nhà sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh trong 10 – 14 ngày. Do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để làm teo búi trĩ và cải thiện những triệu chứng khó chịu đi kèm.

4. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Điều trị bằng cây nhọ nồi 

Cây nhọ nồi được biết để với khả năng cầm máu tốt. Chính vì thế trong dân gian người ta thường sử dụng loại dược liệu này để điều trị triệu chứng chảy máu do bệnh trĩ và tình trạng sa búi trĩ gây ra. 

Hơn thế, cây nhọ nồi còn có tác dụng làm co búi trĩ, giúp các mạch máu và tĩnh mạch thư giãn, giúp chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau rát và ngứa ngáy tại vùng hậu môn.

Nguyên liệu:

  • 100 gram cây nhọ nồi. Người bệnh sử dụng cả phần cây lẫn phần rễ
  • Rượu nóng.

Cách thực hiện:

  • Mang cây nhọ nồi đã chuẩn bị loại bỏ hết phần đất cát và rửa sạch
  • Ngâm cây nhọ nồi trong nước muối pha loãng
  • Sau khoảng 15 phút, vớt nguyên liệu ra ngoài
  • Rửa cây nhọ nồi cùng với nước sạch thêm một lần nữa, sau đó để ráo nước
  • Cho lượng cây nhọ nồi vừa rửa sạch vào cối
  • Thực hiện giã nát nguyên liệu
  • Tiếp tục cho một chén rượu nóng vào cối nhọ nồi
  • Ngay lập tức sử dụng một tấm vải mùng chắt lấy phần nước cốt rượu cây nhọ nồi, cho phần bã vào một chén nhỏ
  • Người bệnh cần uống nước cốt rượu cây nhọ nồi ngay, không nên để lâu để tránh thuốc mất tác dụng
  • Dùng phần bã cây nhọ nồi thì đắp vào vùng hậu môn và búi trĩ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ
  • Dùng băng gạc băng cố định, năm nghỉ ngơi trong 30 phút, tránh đi lại
  • Tháo băng và tiến hành rửa vùng hậu môn cùng với nước ấm
  • Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì sử dụng cách dùng cây nhọ nồi làm teo búi trĩ tại nhà mỗi ngày cho đến khi búi trĩ teo, những triệu chứng khó chịu do búi trĩ gây ra được cải thiện.

5. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Điều trị bằng lá vông

Lá vông còn có tên gọi khác là vong nem. Trong Đông y lá vông còn được gọi là hải đồng bì hoặc thích đồng bì. Loại lá này mang trong mình tính bình, vị chát có khả năng tác động và ức chế hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó thành phần của lá vông còn là các loại kháng sinh tự nhiên. 

Những chất kháng sinh này có tác dụng giảm sưng, chống phù nề và kháng viêm. Hơn thế những dưỡng chất có lợi trong lá vông còn có tác dụng cải thiện tình trạng co thắt cơ vòng hậu môn, se búi trĩ và giảm đau.

Cách 1: Đắp lá vông hơ nóng làm teo búi trĩ tại nhà

Nguyên liệu:

  • 7 – 9 lá vông bánh tẻ. Người dùng cần lưu ý chọn những lá tươi, lá không quá non và không quá già, lá không sâu bệnh.

Cách thực hiện:

  • Mang lá vông rửa sạch và để ráo nước
  • Hơ lá vông trên lửa cho đến khi nóng
  • Đắp trực tiếp lượng lá vông đã hơ nóng vào búi trĩ
  • Giữ nguyên trạng thái cho đến khi lá nguội
  • Người bệnh cần thực hiện phương pháp đắp lá vông hơ nóng làm teo búi trĩ tại nhà 1 lần/ngày trong 10 – 14 ngày. 

Bằng cách này, sức nóng sẽ kích thích lá vông tiết ra những hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau và sát trùng một cách tự nhiên. Ngoài ra những dưỡng chất do lá vông tiết ra sẽ tác động trực tiếp vào hệ thống tĩnh mạch giúp co búi trĩ, giảm cảm giác đau đớn tại búi trĩ. Đồng thời làm giảm tình trạng co thắt hậu môn.

Lưu ý:

  • Phương pháp đắp lá vông làm teo búi trĩ tại nhà chỉ phù hợp với những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc đồng thời những bệnh lý khác và có cơ địa ít dị ứng.
  • Búi trĩ của bệnh nhân có kích thước không quá lớn (búi trĩ có kích thước khoảng 1 – 2cm). Bên cạnh đó búi trĩ phải còn tươi.

Cách 2: Đắp lá vông và giấm làm teo búi trĩ tại nhà

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá vông
  • Giấm thanh đã đun sôi để nguội.

Cách thực hiện: 

  • Mang lượng lá vông đã chuẩn bị rửa sạch
  • Ngâm lá vông trong nước muối pha loãng đã chuẩn bị trong 15 phút để làm sạch lượng vi khuẩn, bụi bẩn còn trên lá. Đồng thời phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm dẫn đến bội nhiễm
  • Vớt lá vông ra ngoài, sau đó mang rửa lại cùng với nước sạch thêm một lần nữa. Để ráo nước.
  • Cho lá vông sạch vào cối
  • Giã nát lá vông
  • Trộn lượng lá vông đã giã cùng với giấm thanh đã đun sôi để nguội
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để sát khuẩn và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
  • Sau khi lau khô hậu môn, người bệnh tiến hành đắp hỗn hợp lá vông và giấm thanh vào hậu môn, búi trĩ.
  • Dùng băng gạc băng cố định vết thương. Bạn cần đảm bảo rằng hỗn hợp lá vông và giấm có thể tiếp xúc với vùng hậu môn và không bị rơi ra ngoài.
  • Giữ nguyên trạng thái trong 3 – 4 giờ, người bệnh cần nằm nghỉ, hạn chế đi lại để tránh miếng gạc rơi ra ngoài. Đồng thời giúp quá trình thẩm thấu thuốc trở nên tốt hơn.
  • Thực hiện 1 lần/ngày 
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp đắp lá vông và giấm làm teo búi trĩ tại nhà cho đến khi nhận thấy kích thước của búi trĩ nhỏ lại.

6. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Điều trị bằng lá cây bỏng

Cây lá bỏng trong dân gian còn có tên gọi khác là cây sống đời. Loại cây này có vị nhạt, hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, cầm máu và giải độc. Bên cạnh đó những hoạt chất được tìm thấy trong cây lá bỏng còn có tác dụng cải thiện tình trạng phù nề, hỗ trợ quá trình làm teo búi trĩ. 

Đồng thời giúp người bệnh tiêu viêm, chống táo bón và khôi phục chức năng của hệ tiêu hóa.

Cách 1: Làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách dùng nước cây lá bỏng xông hậu môn

Nguyên liệu:

  • 30 gram lá bỏng
  • 30 gram lá ngải cứu
  • 5 – 7 quả sung.

Cách thực hiện:

  • Mang các nguyên liệu gồm lá bỏng, lá ngải cứu và quả sung rửa sạch
  • Cho tất cả nguyên liệu vào một nồi chứa 1,5 lít nước lọc
  • Đun sôi nồi thuốc trong 10 phút
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để sát khuẩn, làm sạch vết thương và hỗ trợ quá trình điều trị
  • Dùng mền hoặc khăn lớn bao phủ từ đầu đến chân cùng với nồi nước
  • Tiến hành xông hậu môn bằng nước lá bỏng
  • Khi hơi nóng của nồi thuốc không còn bốc lên thì ngừng xông và vệ sinh hậu môn bằng nước ấm
  • Thực hiện 1 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách dùng nước cây lá bỏng xông hậu môn mỗi ngày. Sau 10 ngày bạn sẽ thấy kích thước của búi trĩ giảm đáng kể.

Cách 2: Làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách uống nước cây lá bỏng

Nguyên liệu:

  • 50 gram rau sam
  • 50 gram lá bỏng.

Cách thực hiện:

  • Mang lượng rau sam và lá bỏng đã chuẩn bị loại bỏ hết phần lá hư và lá úa
  • Rửa sạch nguyên liệu
  • Ngâm rau sam và lá bỏng trong nước muối pha loãng trong 15 phút
  • Vớt các nguyên liệu ra ngoài và rửa lại với sạch, để ráo nước
  • Giã nát lượng rau sam và lá bỏng đã rửa sạch trong cối
  • Dùng vải mùng ép lấy lượng nước cốt và bỏ bã
  • Uống lượng nước cốt rau sam và lá bỏng ngay khi vừa thực hiện, tránh để lâu
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách uống nước cây lá bỏng từ 1 – 2 lần/ngày. Áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

7. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Điều trị bằng giấm táo

Giấm táo nổi tiếng với đặc tính khử trùng, kích thích quá trình làm lành vết thương, chống viêm và giảm phù nề. Chính vì thế giấm táo thường được dùng trong điều trị các vết nhiễm trùng tồn tại ở vùng trực tràng, giúp người bệnh giảm đau, giảm ngứa rát và giảm kích thích. 

Bên cạnh đó, nhờ đặc tính chống viêm, giấm táo còn có tác dụng làm giảm sưng, giảm phù nề tại khu vực bị ảnh hưởng và làm teo búi trĩ.

Nguyên liệu:

  • 10ml giấm táo.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn. Điều này sẽ giúp bạn sát khuẩn và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ. Nếu không có nước muối sinh lý bạn có thể dùng nước muối pha loãng
  • Lau khô búi trĩ và vùng hậu môn bằng một chiếc khăn bông mềm
  • Dùng băng gạc thấm vào giấm táo và đắp lên vùng hậu môn
  • Thay băng gạc mới khi giấm táo đã khô
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện cách làm teo búi trĩ tại nhà bằng giấm táo 2 lần/ngày. Sau 10 – 14 ngày chữa bệnh, bạn sẽ nhận thấy kích thước của búi trĩ được cải thiện. Ngoài ra tình trạng viêm nhiễm, đau rát và ngứa ngáy vùng hậu môn cũng được khắc phục.

8. Cách làm teo búi trĩ tại nhà bằng chiết xuất cây phỉ

Chiết xuất cây phỉ là một loại chiết xuất thực vật có đặc tính làm se tự nhiên. Khi bôi chiết xuất cây phỉ lên hậu môn, những hoạt chất có trong loại chiết xuất này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát và làm co búi trĩ. 

Người bệnh có thể mua chiết xuất cây phỉ ở các hiệu thuốc. Để làm teo búi trĩ, bạn có thể sử dụng loại chiết xuất này ở dạng dung dịch hoặc dạng kem bôi.

Nguyên liệu: 

  • 10ml chiết xuất cây phỉ.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Hoạt động này sẽ giúp bạn sát khuẩn và hỗ trợ quá trình chữa bệnh
  • Dùng một chiếc khăn bông mềm lau khô búi trĩ và vùng hậu môn 
  • Dùng băng gạc thấm vào chiết xuất cây phỉ và đắp lên vùng hậu môn
  • Thay băng gạc mới khi chiết xuất cây phỉ đã khô
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện cách làm teo búi trĩ tại nhà bằng chiết xuất cây phỉ 2 lần/ngày hoặc sử dụng khi bạn có cảm giác kích thích, ngứa ngáy vùng hậu môn. Áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

9. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Áp dụng cách chườm đá 

Chườm đá giúp làm teo búi trĩ tại nhà là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn mà còn giúp các tĩnh mạch thư giãn. 

Bên cạnh đó việc chườm đá còn giúp người bệnh cải thiện tình trạng phù nề, sưng. Đồng thời giúp các tĩnh mạch co lại. Từ đó giúp búi trĩ cải thiện kích thước.

Nguyên liệu:

  • Một túi đá nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn để bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để làm sạch vi khuẩn. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
  • Áp túi đá đã chuẩn bị vào vùng hậu môn khoảng 10  – 15 phút.
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp chườm đá giúp làm teo búi trĩ tại nhà từ 5 – 7 ngày. Sau khi thực hiện bạn sẽ nhận thấy kích thước của búi trĩ cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó tình trạng đau rát và ngứa ngáy tại hậu môn cũng được khắc phục.

Lưu ý:

  • Người bệnh cần lưu ý không được chườm đá vào vùng hậu môn quá 20 phút/lần.

10. Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? Áp dụng cách tắm ngồi

Tắm ngồi có nghĩa là một kiểu tắm ngâm mông và ngâm phần hông trong nước ấm. Phương pháp này có tác dụng giúp các tĩnh mạch được thư giãn. Đồng thời cải thiện tình trạng sưng, viêm búi trĩ. Từ đó giúp búi trĩ giảm kích thước và giảm tình trạng đau rát.

Chuẩn bị: 

  • Nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Đổ một lượng nước ấm vừa đủ vào một cái thau hoặc một cái chậu lớn. Bạn cũng có thể sử dụng bồn tắm thông thường và thêm vào bồn 10cm nước ấm
  • Sau khi tắm xong và vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, người bệnh ngồi vào bồn chứa nước ấm và tiến hành ngâm khoảng 20 phút
  • Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ngâm vùng hậu môn và hông vào nước ấm sau mỗi lần đi tiêu hoặc thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Người bệnh cần kiên trì làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách tắm ngồi mỗi ngày trong 10 ngày. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh làm teo búi trĩ mà còn giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Cụ thể như: Ngứa ngáy và đau rát vùng hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện,...

Lưu ý: 

  • Sau khi tắm ngồi, người bệnh cần dùng khăn bông mềm thấm nhẹ cho đến khi khô vùng hậu môn. Bạn cần tránh dùng khăn lau mạnh hoặc chà xát mạnh. Bởi điều này có thể khiến tình trạng kích ứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời gây chảy máu hậu môn.
  • Một số chuyên gia cho rằng việc cho thêm muối Epsom vào bồn tắm rất tốt. Chúng có thể giúp bạn xoa dịu những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Chính vì thế, bạn có thể thêm muối Epsom vào quá trình làm teo búi trĩ tại nhà bằng cách tắm ngồi. Tuy nhiên bạn cần làm theo hướng dẫn được in trên bao bì. Đồng thời trước khi tắm, bạn cần khuấy muối trong nước ấm cho đến khi tan hoàn toàn.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết trĩ lồi ra ngoài phải làm sao. Nếu áp dụng 10 cách điều trị sa búi trĩ tại nhà không thuyên giảm, người bệnh nên chủ động đến một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến trĩ lồi ra ngoài phải làm sao

làm thế nào để búi trĩ co lên

bệnh trĩ là gì

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

bệnh trĩ ngoại

hình ảnh bệnh trĩ

cách làm rụng búi trĩ

cách chữa bệnh trĩ dan gian

bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao