Sau mổ trĩ không đi cầu được do đâu? Cách khắc phục

Sau mổ trĩ không đi cầu được có nguy hiểm không là điều bệnh nhân quan tâm nhất hiện nay. Thực tế, có nhiều bệnh nhân không đi đại tiện và tiểu tiện được sau mổ trĩ. Họ cảm thấy khó chịu, lo lắng, mệt mỏi bởi tình trạng này. Để biết nguyên nhân là gì? Cách khắc phục sao cho hiệu quả? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân sau mổ trĩ không đi cầu được 

Nguyên nhân sau mổ trĩ không đi cầu được là gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh không đi vệ sinh được sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn nội dung bài viết, chúng tôi chỉ xin nêu ra một số nguyên nhân chính sau đây.

1. Thuốc

Một số loại thuốc giảm đau có tác dụng phụ là khó đi cầu hay còn gọi là táo bón. Việc sử dụng không đúng theo chỉ định của bác sĩ càng làm gia tăng tình trạng này.

2. Chế độ ăn uống sau phẫu thuật

Uống ít nước, ăn các thức ăn khó tiêu hóa nhiều dầu mỡ khiến người bệnh gặp phải tình trạng táo bón

3. Không vận động sau mổ

Ít vận động hay chỉ nằm nghỉ ngơi một chỗ sau mổ khiến máu khó lưu thông, giảm kích thích cơ thể đi vệ sinh nên gây táo bón cho người bệnh.

4. Thuốc tê

Thuốc tê có tác dụng gây tê. Thuốc tê có thể ngăn được cảm giác đau và các cơ vòng lỏng lẻo, đồng thời còn ngăn được các dây thần kinh. Nhưng tiêm thuốc tê quá sâu hoặc quá lượng sẽ khiến cho những cơ bàng quang co thụt lại, không có lực dẫn tới không đi tiểu được.

5. Đau nhức 

Sau lúc phẫu thuật, bộ phận hậu môn đau nhức khiến cho cơ vòng hậu môn co lại hoặc bị co giật nặng hơn và gây khó khăn khi đi cầu. Đồng thời do hậu môn bị đau, khi đi cầu, người bệnh phải rặn nên càng làm đau đớn hơn.

6. Kích thích trong giai đoạn phẫu thuật 

Trong 12 giờ phẫu thuật, người bệnh trĩ cần băng bó hoặc tiêm thuốc quá nhiều, khiến những vùng xung quanh bị giãn, chèn ép niệu đạo, sau phẫu thuật áp lực băng bó tăng lên, vải dầu, vải gạc trong hậu môn, chèn lên cơ niệu đạo, gây khó khăn cho tiểu tiện. 

Ở nữ giới, giữa niệu đạo và hậu môn còn có âm đạo, còn nam giới trực tràng và niệu đạo cực kỳ gần nhau, vì vậy những kích thích sau khi phẫu thuật có thể làm cho dịch thể ứ đọng, nhưng hiện tượng này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.

7. Tuổi cao sức yếu 

Lúc này cơ bụng, cơ bàng quang co rút không còn lực. Một số người già, tuyến tiền liệt thường phình to, các kích thích phẫu thuật có thể làm cho tuyến tiền liệt ứ máu, chèn ép niệu đạo, khiến cho dịch thể ứ đọng lại.

8. Nhân tố tinh thần

Sắp tới ngày phẫu thuật, bệnh nhân thường lo lắng, hơn nữa thói quen đi đại tiện thay đổi cũng thường gây ra hiện tượng nước dịch bị ứ đọng.

Xem thêm: Trĩ lồi ra ngoài phải làm sao? 10 cách làm teo búi trĩ tại nhà

Sau mổ trĩ bao lâu thì lành vết thương?

Ngoài việc quan tâm sau mổ trĩ không đi cầu được nguyên nhân do đâu. Người bệnh còn quan tâm đến vấn đề sau mổ trĩ bao lâu thì lành vết thương? Đối với câu hỏi này, Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, hiện công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:

Nhìn chung, sau 2-3 tuần là bệnh nhân sẽ phục hồi và sinh hoạt trở lại bình thường. Tuy nhiên, đây là kết quả tổng kết chung. Thực tế, có người hồi phục nhanh sau 10-15 ngày. Có người lâu lành bệnh hơn, mất từ 30-45 ngày để quay lại cuộc sống bình thường”.

Tuy nhiên, câu trả lời chính xác là rằng bao lâu lành bệnh thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

1. Phương pháp thực hiện

Các phương pháp hiện đại thường có thời gian hồi phục nhanh hơn truyền thống bao gồm: Phương pháp PPH, phương pháp Longo, bằng sóng cao tần HCTP. Thêm vào đó, khi sử dụng các phương pháp này, bệnh nhân sẽ bớt đau đớn, giảm chảy máu hậu môn và giảm các biến chứng xảy ra khi phẫu thuật.

2. Tình hình sức khỏe

Tình trạng sức khỏe quyết định nhiều đến khả năng khỏi bệnh sau khi phẫu thuật loại bỏ trĩ. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh và không bị cùng lúc các bệnh khác sẽ giúp người bị trĩ hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, cấp độ nặng nhẹ của bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian phục hồi. Để càng lâu thì khi điều trị càng lâu khỏi.

3. Chăm sóc sau khi mổ trĩ

Muốn biết mổ trĩ bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc chăm sóc sau mổ. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bệnh hoặc là mau lành hoặc là lâu lành bệnh, thậm chí gây biến chứng, nhiễm trùng.

Nếu chăm sóc không đúng cách, người bệnh sau phẫu thuật có thể bị chảy máu nhiều ở hậu môn, tụ máu trong khu vực phẫu thuật, mất khả năng kiểm soát bàng quang, mắc kẹt phân trong ống hậu môn. Nặng hơn, người bệnh có thể bị thu hẹp ống hậu môn, sa trực tràng và tái phát bệnh trĩ.

Cách khắc phục để tránh sau mổ trĩ không đi cầu được

Cách khắc phục để tránh sau mổ trĩ không đi cầu được bằng cách nào hiệu quả nhất? Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ là bước cần thiết và quan trọng nhất để quyết định vết mổ nhiễm trùng không, biến chứng không, vết thương nhanh lành không, búi trĩ có tái phát không? Vậy cách chăm sóc như thế nào là tốt?

Những điều nên làm sau phẫu thuật cắt trĩ

Dưới đây là một số việc làm đơn giản giúp chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ. Mọi người tham khảo để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất nhé.

1. Vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng vết mổ và vùng hậu môn

Dùng nước ấm rửa sạch vết thương và vùng hậu môn, chú ý nên cần rửa nhẹ nhàng, lựa tránh để không làm vết mổ tổn thương và có thể bị chảy máu. Có thể dùng nước đun sôi để nguội để rửa, pha thêm chút muối; hoặc rửa với nước lá trầu không, nước đun lá chè càng tốt.

Thấm khô hậu môn bằng khăn mềm, không dùng giấy khô lau chùi tránh làm trầy xước vết thương. Sát khuẩn lại bằng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,... Dung dịch xanh methylen sẽ giúp bớt ngứa ở giai đoạn đang lành vết thương, kéo da non.

Nên dùng vải mềm và băng lót giúp vùng hậu môn luôn khô thoáng và sạch sẽ hơn. Đây là thời điểm rất quan trọng trong việc phục hồi vết thương, vì vậy người bệnh cần nghe theo mọi hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Không tự ý dùng các loại thuốc bôi, ngâm rửa vết thương khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

2. Nên chú ý vận động nhẹ nhàng

Các vận động nên nhẹ nhàng nhằm giúp vết thương mau lành hơn, không vận động mạnh làm chảy máu vết thương. Khuyến khích người bệnh không nên ngồi quá lâu tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn; không nên chơi các môn thể thao mạnh đặc biệt là chạy và bơi lội dễ làm chảy máu và nhiễm trùng vết thương.

3. Có chế độ ăn uống hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường các chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt đồng thời điều trị và phòng ngừa chứng táo – yếu tố tác động gián tiếp tiếp hàng đầu làm tái phát bệnh trĩ. Chất xơ có thể kể đến như: các loại rau xanh, các loại hạt ngũ cốc, củ, quả, hoa quả hay nước ép hoa quả, nước ép rau củ,...

Cần kiêng các đồ ăn cay nóng như: tiêu, ớt, các chất kích thích, rượu bia nhằm phòng tránh bệnh táo bón gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi bệnh.

4. Tái khám theo chỉ định

Việc tái khám đúng lịch giúp theo dõi tình hình phục hồi vết thương, kịp thời xử lý các bất thường nếu xảy ra. Ngoài ra, người bệnh sẽ có sự hướng dẫn, lời tư vấn chăm sóc vết mổ đúng nhất theo tình trạng hiện tại của bản thân.

Xem thêm: Sa búi trĩ là gì? 3 cách điều trị “nổi tiếng” hiệu quả

Những điều cần tránh sau phẫu thuật cắt trĩ

Ngoài những việc nên làm, còn đó những điều cần tránh sau phẫu thuật cắt trĩ mà người bệnh tuyệt đối không được bỏ qua. Cụ thể:

1. Lưu ý những bất thường sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, nếu phát hiện người bệnh có những dấu hiệu bất thường sau thì cần thông báo ngay tới bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết kịp thời:

  • Cảm giác đau kéo dài không dứt
  • Chảy dịch kéo dài không dứt: Bình thường, sau phẫu thuật khoảng  tuần, vết thương sẽ khô và chấm dứt tình trạng chảy dịch. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài không dứt thì người bệnh cần thăm khám để có hướng dẫn điều trị cụ thể.
  • Đại tiện lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần chỉ đi đại tiện được rất ít, có cảm giác đau và nặng hậu môn kéo dài.
  • Ra máu cục: Hiện tượng ra máu cục là hiện tượng bất thường. Hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn sơ cứu và điều trị cụ thể.

2. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị vết thương

Làm theo các “mẹo dân gian” trong quá trình phục hồi tổn thương vết mổ là điều hoàn toàn sai lầm. Khác với quá trình điều trị bệnh trĩ, sau phẫu thuật vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng nên việc tự ý dùng các cây thuốc dân gian hoặc các loại thuốc tự ý ngâm rửa hậu môn, vết thương với mong muốn nhanh lành là điều hoàn toàn sai lầm.

Không tự ý bôi thêm thuốc, ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian sau phẫu thuật, sử dụng thuốc và làm theo chỉ dẫn bác sĩ là cách tốt nhất giúp vết thương mau lành.

3. Không nên kéo dài thời gian đi đại tiện

Nhiều người bệnh với thói quen sử dụng ipad, điện thoại khi đi đại tiện làm thời gian đại tiện lâu hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tự động khiến cơ thể thích nghi làm thời gian đi đại tiện rất lâu, gây ảnh hưởng tới việc phục hồi vết thương và có thể là nguồn cơn cho bệnh trĩ tái phát.

Tránh táo bón nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết thương)

4. Không nên đi xe máy

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên đi xe máy trong 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật giúp vết thương hạn chế bị cọ xát, va chạm dẫn đến chảy máu.

5. Kiêng “chuyện ấy”

Người bệnh cần kiêng “chuyện ấy” giúp vết mổ không bị va chạm và tổn thương, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi bệnh.

Kết luận: Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ không khó. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn quan trọng quyết định người bệnh phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật nên việc cần được thực hiện tốt để đảm bảo người bệnh phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm: Bị trĩ là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Mổ trĩ xong nên ăn gì để tránh sau mổ trĩ không đi cầu được

Mổ trĩ xong nên ăn gì để tránh sau mổ trĩ không đi cầu được là điều bệnh nhân quan tâm. Người bệnh có thể dung nạp cho cơ thể một số loại thức ăn dạng lỏng, chất xơ, uống nhiều nước,... Đây là những loại thực phẩm mà người mắc bệnh trĩ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp vết thương nhanh lành, tránh táo bón.

  • Thức ăn dạng lỏng sau mổ trĩ

Những ngày đầu sau khi mổ trĩ, người bệnh nên tăng cường những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước/ngày).

Đây đều là những loại thực ăn rất dễ hấp thụ và thường được chỉ định cho những người sau khi phẫu thuật có liên quan đến đường tiêu hóa. Vì những loại thức ăn dạng lỏng thường có chứa ít lượng calo và thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết, nên người bệnh chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn.

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Mổ trĩ xong nên ăn gì? Nếu như sau khi cắt trĩ vài ngày mà người bệnh không thấy buồn nôn, thì có thể áp dụng chế độ ăn uống bình thường tuy nhiên cần tăng cường các loại trái cây, rau và ngũ cốc. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ sau khi phẫu thuật sẽ giúp cải thiện chức năng đường ruột và giảm tình trạng táo bón.

Nghiên cứu cho thấy nữ giới cần khoảng 25g chất xơ mỗi ngày, còn nam giới là 38g mỗi ngày. Vì vậy khi bổ sung chất xơ người bệnh nên tăng từ từ lượng thực phẩm để tránh tình trạng đau bụng cũng như khó chịu. Bên cạnh đó, cần uống nhiều nước ít nhất là 8 cốc/ngày.

Cần lưu ý, hàm lượng chất xơ có trong các loại trái cây, ngũ cốc, rau là khác nhau. Với ngũ cốc, quả mâm xôi, mận khô có chứa ít nhất 4g chất xơ. Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, cam, lê, bông cải xanh cà chua rất giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ sau khi phẫu thuật.

  • Uống nhiều nước sau khi mổ trĩ

Người bệnh sau khi cắt trĩ nên uống nhiều nước (nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,...), vì nước rất tốt trong việc làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày sau khi mổ trĩ để mau phục hồi bệnh sớm nhất.

Một số món ăn tốt cho bệnh nhân sau mổ trĩ

Món ăn tốt cho bệnh nhân để tránh sau mổ trĩ không đi cầu được là món ăn nào? Với mong muốn giúp bệnh nhân tránh tình trạng táo bón, vết thương nhanh hồi phục, nhuận tràng, bên cạnh thực phẩm nên bổ sung ở trên, người bệnh có thể kết hợp một số món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa sau đây.

1. Táo đỏ nấu đường phèn

Chuẩn bị: 300g táo đỏ, 60g đường phèn.

Cách làm: 

  • Táo đỏ sau khi mua về rửa sạch sẽ, rồi cho vào xoong đun nhỏ lửa vài phút. Sau đó cho thêm nước và đường phèn vào nấu thêm 10 phút là được. 
  • Nên ăn khi còn nóng và dùng hết trong ngày.

2. Gốc rau dền nấu đại tràng heo

Chuẩn bị: 100g gốc rau dền, 200g đại tràng heo.

Cách làm: 

  • Rửa sạch gốc rau dền, rồi xắt thành từng khúc vừa ăn. Đại tràng heo rửa sạch, thái miếng vừa ăn. 
  • Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun trong vòng 2h đồng hồ với lượng nước vừa phải. 
  • Khi nấu chín, gắp gốc rau dền ra nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi lấy nước để uống.

3. Cà tím hấp chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị: 150g cà tím, dầu ăn + gia vị cơ bản.

Cách làm: 

  • Cà tím rửa sạch, cắt cuống rồi thái thành 2 - 3 khúc vừa ăn, rồi thái đôi thành từng miếng dài cho vào bát nêm nếm gia vị vừa ăn. 
  • Lấy nồi hấp rồi cho nước vào đun sôi hấp cách thủy cà tím hoặc hấp với lò vi sóng. 
  • Sau đó ăn cà tím khi còn nóng hoặc ăn với cơm đều được.

Kết luận: Vậy với những thông tin tư vấn ở trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về mổ trĩ xong nên ăn gì chưa? Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp ích cho việc chăm sóc bệnh và sớm phục hồi bệnh trĩ sau khi mổ nhé.

Xem thêm: Bị trĩ ăn gì, kiêng ăn gì và kiêng quan hệ không?

Mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu là tốt?

Mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu là tốt cũng là cách góp phần giảm thiểu tình trạng sau mổ trĩ không đi cầu được. Đối với câu hỏi này, Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, hiện công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:

Mổ trĩ là phương pháp can thiệp ngoại khoa, thường được chủ định trong trường hợp bệnh nặng, không có hiệu quả khi điều trị nội khoa. Mổ trĩ dù bằng phương pháp hiện đại hay truyền thống, thì sau khi mổ trĩ, bệnh nhân đều cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong đó có vấn đề kiêng quan hệ tình dục trong bao lâu”.

Mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu? Thường thì sau khi cắt trĩ nếu quan hệ qua đường âm đạo chỉ cần sau 1 tháng là được, còn nếu quan hệ bằng cửa sau thì cần thời gian lâu hơn khoảng 3 - 6 tháng khi vết thương đã lành.

Nhưng đây chỉ là con số thống kê trung bình của một số trường hợp bệnh nhân. Thực tế thì sau cắt trĩ cần kiêng quan hệ tình dục bao lâu còn tùy thuộc vào người bệnh. Nếu như bệnh nhân cảm thấy chuyện quan hệ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe thì vẫn có thể làm “chuyện ấy” sớm hơn so với khuyến cáo của bác sĩ.

Để quan hệ tình dục bình thường sau khi thực hiện phẫu thuật chữa bệnh trĩ, đảm bảo an toàn thì người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện một số vấn đề dưới đây:

  • Tuyệt đối không được quan hệ qua đường hậu môn, vì không có khả năng co giãn được như âm đạo mà còn phải trải qua cuộc phẫu thuật nên không thể chịu được áp lực cũng như sức ép lớn.
  • Không quan hệ tình dục với tư thế mạnh bạo hay có những tư thế mới vì có thể ảnh hưởng tới vết mổ trĩ.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều đó giúp phòng tránh tình trạng ẩm ướt ở hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh nặng hơn.
  • Nên quan hệ tình dục với tư thế nhẹ nhàng, cường độ thấp và tối đa 3 lần/tuần để đảm bảo cho việc mổ được mau lành.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết sau mổ trĩ không đi cầu được nguyên nhân do đâu, cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Nếu tình trạng khó đi vệ sinh kéo dài, người bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để tái khám và điều trị. 

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến sau mổ trĩ không đi cầu được

sau mổ trĩ đi cầu nhiều lần

đi ngoài nhiều lần sau khi cắt trĩ

sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu

ngứa hậu môn sau khi cắt trĩ

phù nề sau khi mổ trĩ

đau sau khi cắt trĩ

triệu chứng sau khi mổ trĩ

cách nong hậu môn sau mổ trĩ