Phác đồ điều trị trĩ mới nhất, hiệu quả nhất [Cập nhật]
Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại như thế nào cho hiệu quả và an toàn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Khi ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nhằm phòng ngừa táo bón. Khi bệnh nặng và có biến chứng, cách điều trị dứt điểm và triệt để là phẫu thuật.
Bệnh trĩ gây biến chứng nguy hiểm khi chữa muộn
Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam hiện đang công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Bệnh trĩ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến mất máu, nhiễm trùng nặng nếu không được điều trị trĩ từ sớm”.
- Sa nghẹt búi trĩ
Đây là một biến chứng thường gặp. Tình trạng sa búi trĩ thường bị mắc lại ở hậu môn gây cản trở sự lưu thông máu, cản trở việc đi đại tiện, gây ra những cơn đau khi ngồi hoặc làm việc nặng. Bên cạnh đó, sa búi trĩ còn gây chèn ép các cơ vòng, làm tắc tĩnh mạch
- Thiếu máu – Nhiễm trùng máu
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thường kèm theo các triệu chứng chảy máu. Chính vì lý do đó đã gây nên tình trạng thiếu máu và nhiễm trùng máu. Và đây cũng chính là một trong những biến chứng nghiêm trọng của sa búi trĩ nói riêng và bệnh trĩ nói chung.
Nếu tình trạng này bị kéo dài mà không có sự can thiệp của y khoa có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

- Hoại tử búi trĩ
Một khi búi trĩ to dần thì việc nhét vào trong hậu môn càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, chất dịch tiết ra ngày càng nhiều hơn bình thường. Nếu tình trạng này bị kéo dài trong thời gian dài có thể gây viêm nhiễm và có thể gây hoại tử búi trĩ;
- Gây rối loạn chức năng hậu môn
Hậu môn là cơ quan có chức năng đào thải các chất độc hại ra ngoài thông qua việc đại tiện. Tuy nhiên, hiện tượng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn dẫn đến tình trạng việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn, kèm theo đó là những cơn đau, chảy máu hậu môn.
Khi đó, chức năng của hậu môn bị ảnh hưởng khá lớn, người bệnh không thể kiểm soát được việc đại tiện.
- Gây viêm nhiễm phụ khoa
Ở đối tượng nữ giới, khoảng cách của bộ phận sinh dục và hậu môn khá là ngắn. Do đó, trường hợp viêm nhiễm bệnh phụ khoa rất dễ xảy ra, khi đó các vi khuẩn ở hậu môn thường lây lan sang âm đạo khiến chị em phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai.
- Xuất hiện triệu chứng da liễu
Khi búi trĩ sa ra ngoài, đồng nghĩa với việc hậu môn không ngừng tiết ra nhiều chất dịch hơn. Khi đó, sự rò rỉ này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây một số bệnh lý về da. Tuy nhiên, biến chứng này không quá nguy hiểm và không phải ai mắc phải đều bị viêm nhiễm da;
- Ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày
Những cơn đau ê ẩm, sự khó chịu ở hậu môn, tình trạng chảy máu luôn làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là những lúc đi đại tiện hoặc lúc ngồi mạnh. Bên cạnh đó, chất lượng sinh hoạt vợ chồng cũng bị giảm sút đáng kể.
Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị theo từng cấp độ
Cách điều trị trĩ ngoại phổ biến đang được áp dụng
Cách điều trị trĩ ngoại phổ biến đang được áp dụng là những cách nào? Trước khi tiến hành áp dụng bất cứ phương pháp nào, người bệnh cũng cần phải trải qua một quá trình thăm khám, nội soi trực tràng – đại tràng, xét nghiệm kỹ lưỡng để tìm hiểu nguyên nhân và xác định mức độ. Từ đó lựa chọn phương án chữa trĩ ngoại phù hợp nhất.
1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng thuốc nam
Một số vị thuốc nam như lá bỏng, hoa hòe, (rau diếp cá), hoàng liên,... nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ tại nhà.
- Trị trĩ ngoại bằng bài thuốc nam từ lá bỏng
Trong y học cổ truyền, lá bỏng có vị hơi chua, tính mát. Nó được sử dụng để điều trị bệnh trĩ ngoại nhờ có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, tiêu sưng, cầm máu. Người bệnh có thể dùng lá bỏng để đắp lên hậu môn hoặc sắc thuốc uống.
Tuy nhiên. cần cẩn trọng vì một số thành phần của lá bỏng có thể khiến bạn bị kích ứng, nổi mề đay, phát ban.
- Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng rau diếp cá
Rau diếp cá được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trĩ ngoại trong y học cổ truyền với tên gọi là ngư tinh thảo hay tử sầm. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, kháng lại các chủng vi rút, vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus pneumoniae hay Staphylococcus aureus.
Cách sử dụng: Để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại, lá diếp cá được nấu với một chút muối để xông hậu môn. Đối với những người bị trĩ do táo bón, có thể ăn rau diếp cá để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Điều trị trĩ ngoại bằng hoàng liên
Nhờ có đặc tính giảm đau, an thần nhẹ, kích thích tiêu hóa mà hoàng liên được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Vị thuốc này có bán sẵn tại các tiệm thuốc nam hoặc nhà thuốc đông y.
Người bệnh có thể dùng hoàng liên kết hợp với hoàng bá, đại hoàng, trạch tả, sinh địa, đương quy, xích thược theo tỷ lệ khuyến cáo của thầy thuốc để sử dụng.
- Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ ngoại từ hoa hòe
Tác dụng cầm máu, làm bền tĩnh mạch của hoa hòe sẽ hữu ích cho những người đang bị đại tiện ra máu do bệnh trĩ ngoại gây ra. Người ra hay nghiền hoa hòe thành bột và pha cùng một số thảo dược khác để làm giảm sưng đau búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc nam có ưu điểm là khá an toàn. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp cho những người bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ và cần kiên trì áp dụng lâu dài mới có hiệu quả. Thêm vào đó, một số vị thuốc nam có thể tương tác với thuốc tây. Để chắc chắn nó phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm: Bị trĩ sau sinh do đâu? Cách điều trị không lo tái phát
2. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tây
Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị phổ biến có thể được áp dụng cho những người mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ nhẹ. Các thuốc được chỉ định chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, chúng bao gồm:
- Thuốc giảm đau do trĩ: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay Aacetaminophen có thể giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Do có thể ảnh hưởng đến dạ dày và chức năng gan, thận nên các thuốc trên chỉ định sử dụng trong ngắn hạn.
- Thuốc bôi trĩ: Một số loại thuốc bôi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến Cotripro, Titanoreine, Hydrocortison, Proctolog, Rectostop,...
- Kem Hydrocortison: Đây là thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa do búi trĩ ngoại tiết dịch và gây kích ứng hậu môn.
- Các loại thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau tại chỗ; Thuốc làm mềm phân, chống táo bón; Thuốc uống chứa rutin làm tăng sức bền cho thành mạch,...
Dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại giúp cải thiện các biểu hiện khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, cần lưu ý bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Trao đổi với bác sĩ điều trị để biết được đầy đủ những rủi ro bạn có thể gặp phải khi được chữa bệnh bằng thuốc tây.
3. Phẫu thuật điều trị trĩ ngoại
Nếu sau khi dùng thuốc một vài tuần mà các triệu chứng bệnh không có khuynh hướng cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thêm thủ thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ búi trĩ.
Các phương pháp được lựa chọn có thể là:
Phẫu thuật không gây mê:
Một số thủ thuật loại bỏ trĩ có thể được thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ mà không cần gây mê.
- Tiêm xơ búi trĩ:
Thủ thuật này được tiến hành bằng cách tiêm một loại hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ. Dưới tác dụng của thuốc, búi trĩ sẽ dần co lại và bị xơ hóa. Điều này khiến cho dòng máu từ bên ngoài không thể tiếp tục chảy vào trong để nuôi dưỡng búi trĩ.
- Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT:
Thủ thuật này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ ngoại. Sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.
- Thắt động mạch trĩ ( HAL)
Với cách chữa bệnh trĩ ngoại này, bác sĩ sẽ dùng siêu âm để xác định vị trí các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó tiến hành khâu thắt chúng lại làm chặn đứng dòng chảy của máu đến nuôi búi trĩ.
Phương pháp này được lựa chọn để thay thế khi thắt trĩ bằng cao su không được thực hiện. Nó có thể khiến bệnh nhân bị đau kéo dài.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật có gây mê:
Phẫu thuật cắt trĩ có gây mê được tiến hành cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại quá nặng, búi trĩ to và không thể đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác.
Quá trình thực hiện sẽ được diễn ra trong phòng phẫu thuật của bệnh viện. Bệnh nhân được tiêm thuốc gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ ở khu vực từ thắt lưng trở xuống. Người bệnh cũng có thể được chỉ định thêm thuốc an thần để giảm lo lắng, căng thẳng nếu chỉ được gây tê cục bộ.
Sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, các búi trĩ sẽ lần lượt được cắt bỏ. Bệnh nhân sẽ được đưa sang phòng hồi sức cho đến khi tỉnh lại.
Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt trĩ ngoại, người bệnh cần nằm lại bệnh viện theo dõi vài ngày để chắc chắn không có biến chứng gì xảy ra. Một số rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật như nhiễm trùng, đau, mất nhiều máu.
Sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, các búi trĩ sẽ lần lượt được cắt bỏ. Phẫu thuật xong bệnh nhân sẽ được đưa sang phòng hồi sức cho đến khi tỉnh lại.
Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt trĩ ngoại, người bệnh cần nằm lại bệnh viện theo dõi vài ngày bởi người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng như hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn. Ngoài ra, một số rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật là nhiễm trùng, đau, mất nhiều máu.
Xem thêm: Trĩ sau sinh có tự khỏi không? Cách điều trị tích cực nhất
Phương pháp điều trị trĩ nội an toàn hiện nay
Phương pháp điều trị trĩ nội an toàn hiện nay người bệnh có thể áp dụng là cách điều trị tại nhà khi bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc, thực hiện thủ thuật (chích xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng cao su,...) hoặc phẫu thuật.
Trong vô vàn các biện pháp điều trị trĩ nội, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên lý cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại để có thể lựa chọn cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất.
1. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh trĩ nội
Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:
- Tắm nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.
- Thoa dầu dừa vào hậu môn
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.
Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.
- Chườm đá lạnh
Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.

- Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam
Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn.
- Thay đổi lối sống
Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.
- Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón
- Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ.
- Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ,...
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.
2. Cách điều trị trĩ nội bằng thuốc
Các thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc các thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi. Chúng bao gồm:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống: Được chỉ định phổ biến là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng chúng trong dài hạn không được khuyến cáo vì các thuốc trên có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc đặt ( Avenoc, Witch Hazel, Proctolog,...), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide, Cotripro, Titanoreine,...). Ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm thì một số thuốc còn được bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ.
- Thuốc làm mềm phân: Được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội do táo bón kéo dài. Chúng giúp giữ nước trong ruột khiến phân trở nên mềm và di chuyển nhanh hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và chảy máu khi đi cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều dùng thích hợp nhất.

3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp quang đông hồng ngoại
Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại.
Phương pháp này ít gây đau và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao.
4. Thắt vòng cao su chữa bệnh trĩ nội
Thắt vòng cao su được chỉ định cho người bị trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không có kết quả. Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước của nó sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần.
Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ. Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng.
5. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.
Tuy nhiên, đặc điểm chung của các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là đều gây nên đau đớn vô cùng cho người bệnh. Ngoài ra, nó còn dễ để lại biến chứng trong thời gian hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết hậu môn, rối loạn chứng năng hậu môn,...
Xem thêm: Tại sao bị trĩ? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất
12 cách điều trị bệnh trĩ tại nhà đơn giản và hiệu quả
12 cách điều trị trĩ tại nhà đơn giản và hiệu quả là cách nào? Khi bị trĩ nhẹ, nếu bạn cảm thấy khó chịu vì sưng đau ở hậu môn, hãy tham khảo và thử các cách điều trị tại nhà dưới đây.
1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ
Nghệ được xem là một loại gia vị có tính kháng sinh. Vì thế, bạn có thể dùng nguyên liệu tự nhiên này để chữa lành trĩ bằng cách:
- Trộn dầu mù tạt với một ít bột nghệ
- Nhỏ vào hỗn hợp vài giọt nước hành
- Trộn đều hỗn hợp lại
- Bôi hỗn hợp trên vào vùng trĩ
Bạn sẽ giảm đau và giảm sưng viêm. Bôi hỗn hợp thường xuyên sẽ giúp giảm trĩ hiệu quả.

2. Vỏ quả lựu
Lựu rất tốt cho sức khỏe và bạn không nên bỏ qua loại quả này để chữa bệnh trĩ. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Xay 1 tách vỏ lựu
- Thêm nước nóng vào cốc vỏ lựu đã xay
- Chờ hỗn hợp nguội
- Uống nước này 2 lần/ngày để có kết quả tốt.
3. Xông lá diếp cá
Lấy 100g rau diếp cá để cả cọng và vài cọng hẹ, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút. Đổ nước ra bô và xông. Khi nước nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng bị trĩ, dùng khăn khô, mềm thấm sạch.
Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá và uống hàng ngày hoặc ăn sống rau diếp cá với các loại thức ăn khác.

4. Sữa dê
Một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà là dùng sữa dê. Đây là biện pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
- Cho 10g bột mù tạt vào 10 thìa súp sữa dê
- Uống hỗn hợp này mỗi ngày trước khi dùng bữa sáng sẽ giúp làm giảm đau và viêm rất hiệu quả.
5. Mù tạt hạt đen và sữa chua
Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả cho bạn, đồng thời cũng an toàn nếu bạn đang cho con bú.
- Lấy một ít mù tạt hạt đen nghiền mịn
- Thêm bột mù tạt đen vào sữa chua
- Ăn hỗn hợp trên mỗi ngày trước bữa sáng
Biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm đau với cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
6. Hành
Hành được biết đến với khả năng giảm kích thích thần kinh nên có thể giúp bạn giảm đau khi bị trĩ rất tốt.
- Thêm 3 thìa súp đường vào 1 thìa súp hành tím
- Thêm vào 3 muỗng lớn đường
- Ăn hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày.
Thường xuyên ăn hỗn hợp trên sẽ giúp bạn kiểm soát chảy máu do trĩ, giảm kích thích và sự khó chịu.
7. Nước cây phỉ
Đây là một biện pháp trị trĩ tự nhiên và an toàn cho nhiều người.
- Làm ướt mảnh vải trong nước lạnh và vắt khô
- Thêm nước cây phỉ lên mảnh vải đó
- Đặt trực tiếp vào vùng trĩ để giảm đau
- Bạn cũng có thể dùng nước cây phỉ bôi trực tiếp lên vùng trĩ hoặc rửa vùng hậu môn cũng giúp giảm sưng.

8. Ngâm trong chậu nước ấm
Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm sẽ giúp bạn giảm đau và khó chịu. Nên ngâm trong chậu tắm nhỏ và đổ nước ấm ngập hết vùng hậu môn. Bạn có thể ngâm nhiều lần mỗi ngày, 10 phút mỗi lần.
9. Gừng
Đây cũng là một gia vị thường thấy trong nhà bếp và có thể là cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi từ lâu.
- Lấy ít nước cốt gừng
- Trộn chung với một ít nước bạc hà và nước chanh thêm mật ong vào
- Uống hỗn hợp này mỗi ngày.
Sử dụng hỗn hợp tự nhiên này mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau và giảm triệu chứng trĩ sau sinh.
10. Chườm đá
Chườm đá có thể giúp bạn giảm đau và viêm hiệu quả. Sau đây là một vài lưu ý khi bạn chườm đá:
- Dùng vải mềm để bọc đá lạnh lại chườm lên chỗ đau
- Bạn có thể nhúng bọc đá vào nước hạt phỉ trước khi chườm
- Xen kẽ chườm đá và ngâm bồn nước ấm để đạt hiệu quả hơn.
11. Củ cải đỏ và mật ong
Mật ong là một nguyên liệu phổ biến có thể sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Bạn cũng có thể điều trị trĩ bằng cách bôi mật ong trực tiếp lên nơi bị trĩ.
- Cho một ít mật ong trộn cùng một ít nước ép củ cải đỏ
- Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị trĩ
12. Tập Kegel
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển bằng cách tăng lượng máu chảy đến vùng hậu môn, từ đó cải thiện tuần hoàn máu tại vị trí này. Bệnh trĩ xảy ra có thể do lưu thông máu kém. Thực hiện bài tập Kegel, bạn sẽ giúp tăng cường máu đến khu vực đáy chậu, hỗ trợ tốt cho trĩ nội và ngăn chặn trĩ lan rộng ra.
Nếu sau khi đã thực hiện những cách điều trị bệnh trĩ, tình hình không cải thiện hoặc trở nặng hơn, bạn nên đến bác sĩ khám ngay. Lúc này, bạn không nên trì hoãn mà cần được dùng thuốc hay các biện pháp can thiệp khác.
Bị trĩ ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh không tái phát
Bị trĩ ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh không tái phát? Ngoài việc điều trị trĩ bằng thuốc tây y, bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể hoặc hạn chế ăn những loại thực phẩm mà chúng tôi liệt kê dưới đây.
1. Người bệnh trĩ nên ăn gì?
Trong ăn uống hay sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cũng cần phải đưa mình sang một chế độ mới.
Không thể cứ mãi giữ những thói quen cũ thì việc điều trị nếu có thành công thì nguy cơ tái phát là rất cao.
Để chữa trị bệnh được mau chóng có hiệu quả, người bệnh trĩ có thể ăn những loại hoa quả sau, đây vốn là những khắc tinh của bệnh trĩ.
BỆNH TRĨ ĂN TRÁI CÂY GÌ
- Chuối chín
Top đầu danh sách các loại hoa quả người bệnh trĩ nên ăn chính là chuối chín.
Bỏi vì trong chuối có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, bên cạnh đó có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, thúc đẩy được sự phát triển có các vi sinh vật có lợi.
Từ đó làm tăng sức đề kháng cho cơ thể được khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.
Theo Đông y, chuối có tính ngọt lạnh, có khả năng nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp người bệnh ngăn ngừa được chứng táo bón.
Vì thế, người bệnh trĩ nên tăng cường ăn chuối chín hằng ngày để tiêu diệt những triệu trứng đáng ghét của bệnh trĩ đang làm khó dễ bạn.
- Quả lê
Lê cũng có thành phần dinh dưỡng giống chuối, cũng giàu chất xơ hòa tan, chứa nhiều nước giúp cung cấp nước, cân bằng nước cho cơ thể.
Chính vì vậy loại hoa quả mà bệnh nhân trĩ không thể không ăn đó chính là quả lê.
Ngoài ra, khi những bệnh nhân trĩ vừa mới phẫu thuật cắt trĩ xong, ăn lê sẽ có tác dụng cầm máu cho vế thương nhé.
- Đu đủ chín
Một loại hoa quả không thể hông kể tên đó chính là đu đủ.
Nếu như đu đủ xanh dùng đẻ làm mẹo co búi trĩ lại cho người bệnh thì đu đủ chín có chữa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mỗi người.
Người bệnh trĩ ăn đu đủ chín sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp có việc đi đại tiện của bạn trở nên dễ dàng hơn.
- Quả cam
Nguồn vitamin c dồi dào trong cam sẽ rất tốt cho bệnh nhân trĩ, ngoài ra chúng có còn hàm lượng nước và chất xơ cao.
Nếu muốn những triệu trứng của trĩ nhanh chóng được đẩy lùi thì bạn hãy bổ sung cho mình loại trái cây này thường xuyên nhé.

- Trái việt quất
Việt quất nỗi tiếng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng sắt rất nhiều, chính nhờ điều này sẽ có thể chữa lành được vết thương.
Người bệnh trĩ nếu ăn thường xuyên sẽ làm cho máu lư thông đều hơn, không bị tắc nghẽn và giúp người bệnh hông bị chứng đi đại tiện ra máu.
- Trái bơ
Nhiều thành phần dinh dưỡng, giàu chất béo đây chính là những gì mà bơ có được.
Loại trái này không những hỗ trợ tiêu hóa rất tốt mà còn có thể cổ sung cho cơ thể những chất cần thiết, giàu năng lượng và sức song ngày càng rạng rỡ, mãnh liệt hơn.
- Trái thanh long
Thanh long là loại trái cây quen thuộc với nhiều người, nhờ vào sự thanh mát cùng lượng nước dồi dào.
Thanh long chính là loại hoa quả mà bạn không thể thiếu trong ngăn mát tủ lạnh nhà mình.
- Quả hồng
Nền Y học cổ truyền có nói rằng, quản hồng có vị chát, tính hàn, không có đọc, ngọt thanh,...
Loại trai cây này sẽ có tạc dụng thanh nhiệt, ngăn ngừa táo bón, giảm các triệu trứng đau nhức do bệnh trĩ gây ra.
Nhờ vào chất keo pectin tự nhiên, quả hồng có thể nói là loại hoa quả chữa rối loạn tiêu hóa tuyệt vời.
Ngoài ra còn một số lại hoa quả khác như táo tây, kiwi, dâu tây,... cũng hỗ trợ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh của mình.
CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ KHẢ NĂNG NHUẬN TRÀNG
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại cần phải tăng cường lượng thực phẩm có chứa nhiều chất xơ trong thực đơn của mình mỗi ngày.
Vì chất xơ có khả năng trữ nước tốt, có thể làm lỏng chất thải, khiến cho việc đi tiêu của người bệnh sẽ dễ dàng hơn.
Các loại rau củ quả như cà rốt, súp lơ, bột ngũ cốc… là ứng cử viên số 1 trong các loại phẩm có chứa nhiều chất xơ mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn của mình.
Bạn có thể sử dụng một số loại rau như rau mồng tơi, rau lang, rau đay, rau diếp cá, rau dền…
Đây là những loại rau mà bạn nên thường xuyên ăn để tốt cho hệ tiêu hóa, nên nấu canh ăn mỗi ngày, thay đỗi các loại rau để không gây chán sẽ rất tốt cho việc chữa bệnh trĩ của mình.
UỐNG NHIỀU NƯỚC
Điều đầu tiên và quan trọng trong vấn đề này đó chính là lượng nước.
Người mắc bệnh trĩ ngoại cần phải tăng cường uống nước thường xuyên. Tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước cho cơ thể không bị khô.
Khi nước vào cơ thể sẽ có thể làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa tốt, không gây táo bón.
Nên uống nước lạnh vào mỗi buổi sáng dể kích thích hệ tiêu hóa. Có thể uống nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể.
2. Bệnh trĩ nên kiêng gì tốt nhất
Bênh cạnh ăn những trái cây hỗ trợ điều trị bệnh thì bạn cùng cần phải né tránh những loại hoa quả sau:
- Chuối xanh: Vì chuối xanh có rất nhiều tính bột không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ làm bạn bị táo bón.
- Không ăn các loại hoa quả nóng khác như xoài, sầu riêng, chôm chôm,...
- Không nên uống nước ngọt có ga, sẽ làm gia tăng thêm áp lực ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch càng thêm bị tổn thương.
- Tuyệt đối không nên ăn những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe của bản thân.
- Không nên dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...
- Không ăn đồ cay nóng gây chứng táo bón cho bản thân.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, phải thường vận động, tập thể dục, hạn chế tối đa những áp lực gây ra cho hậu môn.

Trên đây là những chia sẻ về những loại thực phẩm mà người bệnh trĩ nên ăn để hỗ trợ chữa trị bệnh của mình. Việc ăn những loại hoa quả này chỉ có tác dụng hỗ trợ cùng điều trị chứ không hề có tác dụng điều trị. Mong các bạn không bị nhầm lẫn giữ hai vấn đề này mà gây ra những suy nghĩ sai lệch.
Chúng có thể ví như thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế bạn cần phải tìm cho mình một phương pháp điều trị bệnh trĩ thích hợp nhất cho bản thân.
Khi đã có thể chọn được cho mình một phương pháp thích hợp thì hãy điều trị trĩ theo đúng nguyên tắc nên cần ăn gì và không nên ăn gì để bản thân nhanh chóng khỏi dứt điểm các triệu chứng khó chịu của trĩ.
Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến điều trị trĩ
phác đồ điều trị trĩ của bộ y tế
nhóm thuốc điều trị trĩ
điều trị trĩ ngoại
cách chữa bệnh trĩ tại nhà
thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
bệnh trĩ nội
phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất
hình ảnh bệnh trĩ