Tại sao bị trĩ? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất

Tại sao bị trĩ là thắc mắc của nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với căn bệnh ở vùng hậu môn – trực tràng này. Theo số liệu thống kê, trên 50% dân số Việt Nam bị trĩ. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca bệnh đến khám và điều trị bệnh trĩ. Con số này đang ngày một tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, rất nhiều người không hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là gì? Tham khảo ngay nội dung dưới đây để tìm cho mình câu trả lời.

Tìm hiểu về bệnh trĩ là gì?

Trước khi tìm hiểu tại sao bị trĩ, hãy tìm hiểu về bệnh trĩ là gì? Trĩ được xem là một bệnh lý hình thành do thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người. Điều đáng nói, bệnh trĩ có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi.

Chính vì lý do này, nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có phải là bệnh di truyền không? Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết, bệnh trĩ không phải là căn bệnh di truyền. Nó là hậu quả của những chất độc hại và những thói quen sinh hoạt không đúng cách hàng ngày của con người. 

Theo thời gian, dưới những tác động của các nhân tố này. Nó ảnh hưởng đến tĩnh mạch và vùng hậu môn. Từ đó tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành gây ra bệnh trĩ.

Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị theo từng cấp độ

Tại sao lại bị bệnh trĩ nội ngoại?

Có đến 99% bệnh nhân luôn thắc mắc lý do tại sao bị trĩ nội ngoại? Để có thể tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân chính hình thành bệnh trĩ dưới đây. 

  • Do táo bón và tiêu chảy lâu ngày

Có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh trĩ do táo bón và tiêu chảy lâu ngày. Tiêu chảy là một trong những biểu hiện khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng bởi và xem nhẹ.

Bởi dấu hiệu tiêu chảy của bệnh trĩ giống hoàn toàn so với bệnh kiết lỵ. Nên nhiều bệnh nhân lầm tưởng và không đi khám để điều trị.

Đa phần những người mắc bệnh táo bón và tiêu chảy họ phải đi vệ sinh liên tục. Chính điều này đã làm cho thành ruột bị co thắt quá nhiều.

Theo thời gian, những áp lực này sẽ hình thành nên những tổn thương. Nó áp lực lên vùng chậu và vùng hậu môn, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.

  • Không cung cấp đủ nước cho cơ thể

Bạn có biết hơn 80% cơ thể là nước. Có thể nói, nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa chất cho cơ thể.

Nước giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn, đồng thời hỗ trợ cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Do đó bình quân một người mỗi ngày phải cung cấp cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước để hoạt động.

Vì vậy khi bạn không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nó không chỉ gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa hình thành nên bệnh trĩ. Mà còn gây ra các bệnh về da làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Do chế độ ăn uống hàng ngày

Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Nếu cơ thể thiếu hụt một lượng chất xơ cần thiết, thì bệnh trĩ có thể hình thành rất nhanh chóng.

Thay vào đó, nhiều người lại cung cấp quá nhiều những chất béo và những đồ cay nóng. Những chất này không chỉ khiến cho tình trạng táo bón xảy ra. Mà nó còn kích thích hình thành nên búi trĩ gây nên bệnh trĩ.

  • Do đứng hoặc ngồi quá lâu

Theo các chuyên gia cho biết, những người làm văn phòng phải đứng hoặc ngồi quá lâu. Nó là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên bệnh trĩ.

Bởi, khi đứng hoặc ngồi quá lâu trong một thời gian dài, nó sẽ tạo nên một áp lực nên toàn bộ cơ thể. Đặc biệt hơn khi những áp lực này sẽ dồn xuống vùng hậu môn trực tràng.

Nó gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến cho các tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Theo thời gian các tĩnh mạch này vì sưng phồng quá mức hình thành nên bệnh trĩ.

  • Do lười vận động

Theo một nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên vận động không chỉ cải thiện được sức khỏe. Mà hệ tiêu hóa còn được cải thiện hơn rất nhiều.

Đối với những người ít vận động, nó khiến cho cơ thể nặng nề, trì trệ, không hoạt bát. Lúc này, nó khiến cho quá trình lưu thông máu không được ổn định.

Làm cho các cơ quan vùng hậu môn không được bơm đủ máu cần thiết cho hoạt động. Qua thời gian, nó khiến cho hậu môn bị co thắt lại và hoạt động suy yếu dần. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ.

  • Vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách

Vùng hậu môn là nơi đào thải những chất độc hại bên trong cơ thể ra ngoài. Nếu bạn vệ sinh vùng hậu môn không đúng cách thì vi khuẩn sẽ có cơ hội hình thành và phát triển nhanh chóng.

Nó gây ra những hiện tượng sưng phồng, viêm nhiễm vùng hậu môn, tạo điều kiện để bệnh trĩ hình thành và phát triển nhanh chóng.

  • Do phụ nữ mang thai và sau con

Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau sinh là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất.

Nguyên nhân hình thành do sức ép của thai nhi dồn vào vùng chậu và vùng hậu môn. Những sức ép này sẽ truyền lên tĩnh mạch.

Nó khiến cho tĩnh mạch không thể lưu thông máu một cách dễ dàng, mà gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Chỉ trong một thời gian, những tổn thương này sẽ tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành gây nên bệnh trĩ.

  • Do tuổi tác

Khi tuổi đã cao, các cơ quan tiêu hóa bắt đầu hoạt động kém dần đi. Đặc biệt, độ đàn hồi của các tĩnh mạch bắt đầu bị giảm sút.

Chính điều này đã làm cho cơ quan tiêu hóa ngày càng bị trì trệ. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Nó hình thành nên bệnh táo bón thường xuyên và lâu ngày ở người già.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng tổn thương lên tĩnh mạch và vùng hậu môn tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành.

Kết luận: Vậy tại sao bị trĩ? Có thể nói, bệnh trĩ được hình thành với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do thói quen sống thiếu khoa học của con người hình thành nên.

Với những kiến thức chia sẻ từ các chuyên gia nêu trên. Mong rằng bạn sẽ thay đổi lối sống khoa học, để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.

Xem thêm: Bị trĩ sau sinh do đâu? Cách điều trị không lo tái phát

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không? là 2 trong số những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm chỉ xếp sau thắc mắc tại sao bị trĩ. Đối với vấn đề này, Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết:

Bệnh trĩ không lây từ người này sang người khác, thậm chí bệnh cũng không xuất hiện do di truyền. Nhưng đây là một bệnh lý khá phức tạp vì người bệnh thường e ngại, giấu bệnh nên sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm”.

Điển hình như:

  • Thiếu máu mãn tính
  • Nghẹt búi trĩ
  • Tắc mạch búi trĩ
  • Nhiễm khuẩn, bội nhiễm
  • Các bệnh về da liễu: viêm da/ viêm nhú/ viêm khe,...
  • Ung thư trực tràng

Ngoài ra, bệnh trĩ còn gây đảo lộn sinh hoạt, ảnh hưởng đến công việc, đời sống tình cảm của người bệnh.

Bệnh trĩ KHÔNG THỂ TỰ KHỎI, do đó, người bệnh cần tìm giải pháp điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt, tránh những hệ lụy, nguy hiểm khôn lường.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay và ưu nhược điểm

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết tại sao bị trĩ. Vậy có những phương pháp điều trị bệnh trĩ nào được áp dụng phổ biến hiện nay. Tham khảo nội dung dưới đây để biết ưu và nhược điểm của từng phương pháp đó.

1. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây

Chữa bệnh bằng tây y còn gọi là phương pháp ngoại khoa. Sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc tăng cường tĩnh mạch,... 

Thuốc bôi trĩ Proctolog

Thành phần: Thuốc chứa hai thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine

Công dụng:

  • Chữa ngứa, đau rát hậu môn
  • Giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ cấp
  • Chống co thắt cơ cạnh hậu môn, cải thiện các tổn thương do nứt hậu môn
  • Tăng trương tĩnh mạch và sức cản của các mạch nhỏ

Cách dùng:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lấy lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên hậu môn
  • Nằm nghĩ ngơi trong 15 – 20 phút để thuốc thẩm thấu
  • Thực hiện 1 – 2 lần vào buổi sáng và tối

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngất xỉu, chóng mặt, nổi phát ban dưới da, rối loạn da

Giá thành: Giá bán thuốc Proctolog dạng bôi trên thị trường hiện nay có giá là 60.000VNĐ/hộp x 60g

Thuốc bôi trĩ Titanoreine

Thành phần: Trong 20g thuốc trong mỗi tuýp có chứa:

  • 2.5g Carraghénates 
  • 2g Titanium dioxide 
  • 2g Zn oxide 
  • 2g Lidocaine 
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng:

  • Giảm đau đớn, nóng rát hậu môn
  • Làm co mô trĩ tạm thời
  • Tác dụng kháng viêm, ngăn chặn viêm loét hậu môn

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lấy lượng kem vừa đủ bôi lên vùng bị trĩ
  • Bôi thuốc vào lúc sau khi đi vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt
  • Không dùng quá 4 lần/ngày

Giá thành: 1 tuýp thuốc bôi trĩ Titanoreine có giá dao động từ 200.000 – 300.000VNĐ/tuýp

Thuốc co mạch

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc co mạch phù hợp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đung chỉ định của bác sĩ, tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Công dụng: 

  • Thắt chặt các mạch máu, giúp các mạch máu thu nhỏ lại
  • Làm teo nhỏ búi trĩ và dần tiêu biến

Các loại thuốc co mạch: 

  • Phenylephrine
  • Epinephrin
  • Norephinephrin

Tác dụng phụ: Căng thăng, mất ngủ, run, tăng huyết áp,...

Thuốc Hydrocortisone

Công dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau sưng, khó chịu ngoài da
  • Hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ

Cách dùng:

  • Được chỉ định sử dụng hạn chế, từ 1 – 4 liều mỗi ngày
  • Thời gian sử dụng ngắn và giảm liều lượng khi càng về cuối đợt điều trị

Tác dụng phụ: giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, chóng mặt,...

Thuốc đặt trĩ Witch Hazel

Thành phần: chủ yếu là chiết xuất từ cây phỉ

Công dụng:

  • Tăng cường mạch máu, giảm tình trạng sưng phồng của tĩnh mạch
  • Chống viêm, giảm sưng đau và các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra

Tác dụng phụ: ngứa và đốt ở hậu môn, sưng mô hậu môn, viêm da và mề đay.

Thuốc đặt trĩ Calmol

Thành phần: Thuốc có thành phần chính từ kẽm oxide, acetaminophen và cocoa bơ

Tác dụng: 

  • Giảm kích ứng, giảm tình trạng viêm trĩ
  • Hạn chế tình trạng đau ngứa quanh hậu môn và khu vực búi trĩ phát triển

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn acetaminophen
  • Thiểu năng tế bào gan
  • có tương tác với rượu và một số thuốc khác

Lưu ý: Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian dùng, người bệnh có thể bị nhờn thuốc, đồng thời phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Trĩ sau sinh có tự khỏi không? Cách điều trị tích cực nhất

2. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc nam

Vì ngại ngùng, không muốn cho người khác biết mình mắc bệnh nên nhiều người đã tìm đến phương pháp chữa trĩ tại nhà. Một số loại cây thuốc nam thường được người bệnh sử dụng bao gồm: lá trầu không, rau diếp cá, tỏi, mật ong,...

Cách trị bệnh trĩ bằng tỏi

Theo nghiên cứu, tỏi chứa hợp chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao, thúc đẩy tái tạo mô mềm hậu môn, co búi trĩ.

  • Rượu tỏi: Dùng 500gr tỏi bóc vỏ, nghiền nhuyễn, đổ vào ngâm cùng 500ml rượu trắng trong 2 tuần. Sau đó dùng rượu tỏi để rửa sạch hậu môn hàng ngày.
  • Tỏi nhét trực tiếp hậu môn: Làm sạch 1 nhánh tỏi, đập dập và đặt vào trong hậu môn, để qua đêm. Sáng hôm sau hãy đi đại tiện để đẩy tỏi ra ngoài. Tuy nhiên, không áp dụng cách này cho hậu môn đang chảy máu.

Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Lý do để lá diếp cá trở thành bài thuốc hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ là nhờ 21% hàm lượng tinh dầu Decanonyl acetaldehyde. Hoạt chất này có công dụng ức chế tụ cầu vàng, kháng viêm, cầm máu hậu môn.

  • Xông hơi bằng diếp cá: Lấy 300gr lá diếp cá cho vào nấu sôi và dùng xông hơi cho hậu môn. Đến khi nước còn ấm thì lấy bã lá đắp trực tiếp vào búi trĩ.
  • Uống bột rau diếp cá khô: Phơi khô cả thân, lá diếp cá, xay nhuyễn, bảo quản trong hộp kín. Mỗi ngày dùng 2 – 3gr bột diếp cá pha với nước uống sẽ thấy búi trĩ co lại.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng làm dịu da, bổ sung chất chống oxy hóa cao cho cơ thể, nhờ vậy chúng làm lành tổn thương hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

  • Thoa dầu dừa: Người bệnh dùng 1 – 2 giọt dầu dừa thoa trực tiếp lên búi trĩ giúp giảm cơn đau.
  • Uống dầu dừa:  Pha 1 thìa cafe dầu dừa cùng nước ấm để uống hàng ngày.

Bài thuốc từ lá trầu không

Trung bình cứ 100 gr lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ.

  • Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau.
  • Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút.

Điều trị bệnh trĩ từ lá lốt  

Trong Đông y, lá lốt có tính lạnh, vị cay nồng đem đến tác dụng giảm sưng viêm, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ.

  • Xông hơi bằng lá lốt: Lấy 50gr mỗi loại lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ rồi giã nát, đun sôi với nước cùng 1 thìa muối. Dùng xông vùng hậu môn cho đến khi nước hết nóng.
  • Uống nước lá lốt: Dùng 100gr lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng mật ong

Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương.

  • Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày.
  • Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn.

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ

Theo YHCT, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ.

  • Uống nước đu đủ: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.      

Lưu ý: Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam khá an toàn nhưng chỉ sử dụng được khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Các giai đoạn sau thì thuốc nam sẽ gần như không có hiệu quả.

3. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp không đáp ứng điều kiện với phương pháp nội khoa hoặc trĩ có dấu hiệu biến chứng gây đe dọa đến tính mạng. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đốt laser: Biện pháp này sẽ tác động chùm tia laser vào búi trĩ thông qua ống kính có chứa CO2 để cắt búi trĩ mà không cần dùng dao phẫu thuật. Nhờ có lượng nhiệt lớn mà phương pháp này cũng giúp làm bay hơi phần búi trĩ có chứa hơi nước.
  • Chích xơ hóa búi trĩ: nguyên tắc của cách làm này là bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng hóa chất nhất định vào búi trĩ để tạo xơ trong đó. Điều này làm cho máu không thể lưu thông để nuôi búi trĩ và dần dần búi trĩ sẽ tự động teo đi.
  • Phương pháp Longo: Đây là cách điều trị bệnh theo hướng hiện đại đang được áp dụng hiện nay. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng mũi khâu vòng rồi cắt khoanh niêm mạc trĩ trực tiếp trên đường lược. Nhờ các thao tác này mà máu lưu thông bị giảm bớt và búi trĩ có thể dễ dàng teo nhỏ lại.
  • Phương pháp HCPT: Phương pháp này được ca ngợi rất nhiều về mức độ điều trị có độ chính xác cao, nhanh phục hồi. Bác sĩ sẽ tác động sóng cao tần để làm đông các tế bào và hình thành các nút thắt mạch máu. Cuối cùng sẽ dùng dao điện để tiến hành cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.

Xem thêm: Phác đồ điều trị trĩ mới nhất, hiệu quả nhất [Cập nhật]

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh trĩ không lo tái phát

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh trĩ không lo tái phát như thế nào để bệnh nhân không còn thắc mắc tại sao bị trĩ. Có thể nói, cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Người bệnh có thể làm theo những phương pháp dưới đây:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.

  • Uống nhiều nước

Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

  • Xem xét chất bổ sung chất xơ

Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. 

Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng chất chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.

  • Không rặn mạnh

Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu

Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.

  • Tập thể dục

Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.

  • Tránh ngồi lâu

Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và uống nhiều nước

Tóm lại, đa số bệnh nhân nghĩ rằng có thể tự điều trị mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào khả năng tự chẩn đoán của chính bản thân đặc biệt đối với những người trên 40 tuổi. 

Chảy máu từ hậu môn trực tràng ngoài trĩ còn rất nhiều bệnh lý khác từ lành tính đến ác tính như ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, polyp đại trực tràng, ngoài ra trĩ còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác gây nên . Nếu thay đổi thói quen đi tiêu, thay đổi màu sắc phân hãy nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ.

Cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ nếu chảy máu đi kèm đau, chảy máu thường xuyên hay chảy máu nhiều, hoặc không cải thiện triệu chứng khi đã được chỉ định dùng thuốc tại nhà. Cần đến bệnh viện ngay khi chảy máu nhiều từ hậu môn, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã trả lời được câu hỏi tại sao bị trĩ rồi đúng không? Việc cần làm là nhận biết sớm nguyên nhân để từ đó có hướng phòng tránh hiệu quả, thay đổi thói quen của bản thân và đến địa chỉ hậu môn trực tràng uy tín để bác sĩ thăm khám – điều trị.

Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến tại sao bị trĩ

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ nội

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

hình ảnh bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

bệnh học trĩ