Trĩ sau sinh có tự khỏi không? Cách điều trị tích cực nhất

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải căn bệnh này. Nhiều người quan niệm trĩ sau sinh có thể tự khỏi mà không cần thăm khám hay sử dụng biện pháp can thiệp khác.

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Chị em phụ nữ sau sinh đừng vì tâm lý e ngại, xấu hổ mà chậm trễ trong việc điều trị. Bệnh nếu kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Nhận biết các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ sau sinh

Trước khi tìm hiểu bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không, chị em cần nhận biết các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ sau sinh như thế nào. Từ đó chủ động trong việc điều trị càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nặng nề, thậm chí là ung thư hậu môn.

  • Đau hậu môn sau khi đại tiện: Là triệu chứng thường gặp nhất mà hầu như bất cứ người bệnh nào cũng gặp phải. Thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu.
  • Đại tiện ra máu: Ban đầu lượng máu ra khá ít, người bệnh chỉ phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh chuyển biến nặng thì lượng máu tăng lên, thậm chí có thể chảy thành giọt hoặc tia.
  • Sau búi trĩ: Là biểu hiện của bệnh trĩ nội và đặc trưng của trĩ ngoại, tùy vào tình trạng của bệnh mà chứng sa búi trĩ sẽ có mức độ khác nhau. 

Trong trường hợp búi trĩ không gây đau khi đại tiện, có thể tự co lại, có kích thước nhỏ như hạt đậu thì đây là biểu hiện của bệnh trĩ ở cấp độ 1, 2. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không thấy các dấu hiệu rõ rệt của bệnh trĩ và ít ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, nhiều người thường chủ quan không thăm khám cũng không áp dụng các biện pháp can thiệp.

Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị theo từng cấp độ

Vậy bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Vậy bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Đối với câu hỏi này, Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết:

Bệnh trĩ có thể tự khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người. Có thể hiểu đơn giản, trĩ là bệnh xuất hiện khi các đám rối tĩnh mạch quanh hậu môn căng giãn quá mức. Thường do nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất là thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học. Nhiều người cho rằng trĩ có thể tự khỏi do ban đầu bệnh chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. 

Tuy nhiên, thực tế thì trĩ không phải là bệnh có thể tự khỏi nếu không có các biện pháp điều trị phù hợp. Việc ăn uống, thói quen sinh hoạt chỉ có thể cải thiện phần nào tình trạng bệnh. Sau một thời gian, khi gặp điều kiện thích hợp, các búi trĩ sẽ phát triển với kích thước lớn, tình trạng viêm loét cũng ngày một nghiêm trọng hơn”. 

Trĩ được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, không có bệnh trĩ nào được đánh giá là nặng hơn so với các bệnh trĩ còn lại.  

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có biện pháp khắc phục phù hợp. Cụ thể:

  • Giai đoạn nhẹ: Có thể áp dụng các phương pháp dân gian như thầu dầu tía, hoa thiên lý, nghệ vàng, ngải cứu để hỗ trợ điều trị. Chỉ có thể áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thực hiện, cơ địa của người bệnh. Hơn nữa phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả. 
  • Giai đoạn nặng: Nên nhanh chóng thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không sớm điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cũng sẽ không không thể sống chung với trĩ vì bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ sau sinh

Như vậy, qua nội dung trong bài, mọi người đã biết trĩ sau sinh có tự khỏi không? Vậy biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ sau sinh là gì? Bệnh trĩ sau sinh nếu không được thăm khám điều trị sớm, có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

  • Nghẹt búi trĩ: Xảy ra với người mắc trĩ nội, các cơ vòng hậu môn sẽ chèn ép gây đau nếu búi trĩ sa quá mức ra ngoài hậu môn. Khi bị nghẹt búi trĩ, búi trĩ sẽ ngày càng to và cứng, không có khả năng trở vào hậu môn nữa khiến người bệnh đau đớn khó chịu.
  • Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Khi bị nghẹt lâu ngày, búi trĩ thường bị viêm nhiễm, hoại tử thậm chí nhiễm trùng máu.
  • Thiếu máu: Là triệu chứng điển hình nhất, thiếu máu sẽ khiến bệnh nhân uể oải, suy nhược cơ thể.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Hậu môn có thể bị co lại hoặc các cơ hậu môn bị xâm lấn làm người bệnh mất tự chủ trong việc đi đại tiện.
  • Bệnh về da: Vùng da xung quanh hậu môn bị ảnh hưởng, mắc bệnh về da do các dịch nhầy mà hậu môn tiết ra.
  • Nhiễm trùng máu: Thường xảy ra khi bệnh trĩ ở giai đoạn áp-xe hậu môn.
  • Bệnh phụ khoa: Riêng với nữ giới, khi mắc trĩ, bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Bị trĩ sau sinh do đâu? Cách điều trị không lo tái phát

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả và an toàn

Theo dõi nội dung dưới đây để biết cách điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả và an toàn. Điều này cũng chính là câu trả lời dành cho câu hỏi bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Không một căn bệnh nào có thể tự khỏi mà không điều trị. 

1. Kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh tại nhà

Do những lo ngại về việc ảnh hưởng đến chất lượng sữa, nhiều mẹ lựa chọn cách khắc phục bệnh trĩ sau sinh tại nhà bằng mẹo tự nhiên kết hợp điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là một số cách để giảm đau và giúp chị em kiểm soát tốt bệnh trĩ trong thời gian còn cho con bú:

  • Chườm lạnh:

Áp dụng một túi nước đá vào khu vực hậu môn và búi trĩ nhiều lần trong ngày. Nước đá có thể làm giảm sưng và khó chịu. 

  • Ngâm nước ấm:

Ngâm khu vực hậu môn trong bồn tắm hoặc trong chậu nhựa nhỏ chứa nước ấm trong 10- 20 phút. Thực hiện vài lần trong ngày có tác dụng kích thích lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, giảm sưng đau do trĩ.

  • Tập bài tập kegel hàng ngày:

Bài tập này có tác dụng tăng tốc độ lưu thông tuần hoàn máu ở khu vực trực tràng và cải thiện sức mạnh của hệ thống cơ xung quanh hậu môn, âm đạo và niệu đạo. Qua đó giúp ngăn chặn không cho bệnh trĩ phát triển nặng thêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh.

  • Thu nhỏ búi trĩ bằng các chất làm se từ thiên nhiên: 

Bạn sử dụng một miếng bông gòn hay bông tẩy trang nhúng vào nước cây phỉ hoặc gel nha đam. Áp nó vào búi trĩ 4 – 5 lần/ ngày, mỗi lần để vài phút hoặc lâu hơn.

Nước cây phỉ và gel nha đam đều là những chất làm se tự nhiên. Nó giúp kháng khuẩn, giảm sưng và thu nhỏ búi trĩ một cách an toàn.

  • Đẩy lùi bệnh trĩ sau sinh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách:

Theo thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có thể giúp tăng tốc độ chữa lành và ngăn chặn sự phát triển bệnh trĩ tiếp tục phát triển trong tương lai. Liên quan đến vấn đề này, các mẹ cần chú ý:

  • Nhẹ nhàng làm sạch hậu môn sau khi đi tiêu bằng khăn giấy mềm, không mùi. Sau đó rửa lại bằng nước ấm để hậu môn không bị kích ứng và nhiễm khuẩn nặng hơn.
  • Tránh ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu để giảm áp lực lên các mạch máu bên trong trực tràng. 
  • Tập thể dục hàng ngày, ngay cả khi bạn chỉ có thời gian cho một quãng đường đi bộ ngắn
  • Uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày để phòng chống táo bón, giúp đi cầu dễ dàng và không bị đau.
  • Đừng trì hoãn khi bạn cảm thấy muốn đi tiêu bởi điều này này có thể làm phân bị khô cứng, khó đào thải và khiến bệnh trĩ phát triển trầm trọng hơn. Bạn cũng không nên rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
  • Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ bằng cách bổ sung thêm trái cây, các loại rau củ quả và ngũ cốc vào thực đơn.

Xem thêm: Tại sao bị trĩ? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất

2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ sau sinh tại bệnh viện

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Câu trả lời là Không. Nếu trường hợp bệnh nặng, người bệnh phải đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp ngoại khoa. Việc lựa chọn giải pháp nào sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh trĩ của từng cá nhân sau khi trải qua quá trình thăm khám, chẩn đoán.

Trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng thuốc

Để giảm đau do trĩ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Các thuốc này đều có thể dùng được trong thời gian cho con bú mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. 

Tuy vậy, bạn cũng không nên uống thuốc trong thời gian dài hoặc sử dụng liều lượng quá mức được khuyến nghị để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng có thể được đề nghị để chữa bệnh trĩ cho phụ nữ nuôi con nhỏ như: Kem bôi, thuốc đạn đặt hậu môn, thuốc nhuận tràng…

Lưu ý: Nếu bạn bị cắt tầng sinh môn hoặc có vết rách kéo dài vào trực tràng, hãy thảo luận về vấn đề này khi đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không đặt bất cứ thứ gì – kể cả thuốc đạn – vào trực tràng cho đến khi nhận được sự đồng ý từ bác sĩ.

Phẫu thuật chữa bệnh trĩ ở phụ nữ nuôi con nhỏ

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu:

  • Bạn bị trĩ ngoại nặng, trĩ nội độ 3, 4
  • Bệnh trĩ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng sống, sinh hoạt và tâm lý.
  • Có nguy cơ gây biến chứng
  • Bạn đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả, bệnh trĩ vẫn tiếp tục phát triển.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị cho phụ nữ nuôi con nhỏ như: Cắt trĩ bằng longo, laser, quang đông hồng ngoại, thắt trĩ bằng dây thun, chích xơ búi trĩ,... Hãy trao đổi với bác sĩ để biết được tất cả những rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật, bao gồm cả vấn đề có nên tiếp tục cho con bú hay không.

Hướng dẫn 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ sau sinh

Tập thể dục sẽ giúp kích thích nhu động ruột và làm phân di chuyển do đó bạn sẽ dễ đi đại tiện hơn. Vì thế, đừng bỏ qua 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ rất đơn giản mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, bạn cũng không còn phải thắc mắc trĩ sau sinh có tự khỏi không?

1. Bài tập co thắt cơ hậu môn

Chỉ với vài thao tác cơ bản dưới đây, bạn có thể luyện tập bài tập này ở mọi lúc mọi nơi. Bạn hãy nhớ kỹ những bước dưới đây để thực hiện cho đúng nhé:

Bước 1: Bạn cần thả lỏng để cơ thể thoải mái nhất, sau đó tập trung chú ý vào vùng ổ bụng.

Bước 2: Hít một hơi thật sâu, kẹp chặt cả hai bên mông và đùi thực hiện co thắt hậu môn như khi nhịn đại tiện; lưỡi uốn lên hàm trên.

Bước 3: Giữ nguyên trạng thái, nín thở khoảng 10 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể cho cơ hậu môn trở về trạng thái bình thường, đồng thời lưỡi cũng hạ xuống.

Bước 4: Nghỉ khoảng 30 giây rồi tiếp tục tập luyện. Mỗi lần nên tập từ 20 – 30 nhịp, tập càng nhiều lần càng tốt.

Tác dụng: Bài tập giúp tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Nếu ai mới bị búi trĩ lòi ra ngoài thì bài tập này cũng rất phù hợp. Tư thế bài tập có thể là nằm, ngồi hoặc đứng đều được.

2. Bài tập vùng đan điền

Thêm một bài tập chữa bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua đó chính là bài tập vùng đan điền. Để thực hiện bài tập này thành công thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các cơ. Theo dõi hướng dẫn chi tiết qua 4 bước dưới đây:

Bước 1: Bạn có thể nằm trên giường hoặc trên thảm tập theo sở thích. Chú ý hai chân duỗi thẳng, tay đặt song song với phần thân.

Bước 2: Mắt nhắm hờ, tập trung tất cả suy nghĩ về vùng đan điền, hít thở sâu đồng thời thót hậu môn, hai bàn tay co lại, cắn chặt hai hàm răng, các ngón chân cong lên hướng về phía trên.

Bước 3: Giữ chặt những tư thế này từ 5 – 7 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân. Nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 – 2 phút rồi thực hiện tiếp.

Bước 4: Thực hiện những lần tập theo tương tự. Mỗi ngày nên dành 30 phút để thực hiện.

Tác dụng: Giúp cơ thể tự có phản ứng thắt hậu môn. Nếu búi trĩ tự sa ra ngoài thì bài tập này sẽ giúp búi trĩ dễ dàng co lại.

Lưu ý: Cách xác định vùng đan điền đó chính là vùng bụng dưới gần xương mu. Vị trí này là nơi tập trung khí của cơ thể.

3. Bài tập nâng hậu môn

Bài tập thể dục này bạn có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc vào những lúc rảnh rỗi. Quan sát những thao tác cần thiết để thực hiện:

Bước 1: Ngồi lên ghế vắt chéo chân và hai tay chống eo, sau đó đứng lên và thực hiện nhót hậu môn.

Bước 2: Đợi khoảng 5 giây sau thì thả lỏng cơ thể. Những lần kế tiếp thì làm tương tự.

Tác dụng: Bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển.

4. Bài tập đi bộ

Việc đi bộ không chỉ giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường sự linh hoạt mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Vì thế, bạn hãy đi bộ mỗi ngày 30 phút để phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ. Chúng tôi xin hướng dẫn cách đi bộ chính xác để bạn dễ dàng thực hiện:

Bước 1: Bạn đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay và hàm hơi khép lại.

Bước 2: Đi bộ nhẹ nhàng, khi một chân bước lên thì đồng thời bạn thực hiện thót hậu môn, sau đó bước tiếp chân còn lại.

Khi mới thực hiện lần đầu thì bạn sẽ thấy khó thực hiện nhưng chỉ sau vài lần làm quen thì động tác sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Chú ý: trước khi tập luyện bạn nên chọn trang phục gọn gàng, thoáng mát và dễ hút mồ hôi để cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình tập luyện.

5. Bài tập tăng cường tiêu hóa

Bài tập cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đó chính là bài tập tăng cường tiêu hóa. Sau khi thực hiện bài tập này thì vấn đề tiêu hóa của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện phần nào. Hãy tham khảo các bước thực hiện dưới đây:

Bước 1: Đứng trên thảm tập với tư thế thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt song song với phần thân, lòng bàn tay nắm hờ.

Bước 2: Cúi hai đầu gối xuống nhưng vẫn giữ lưng thẳng, hít sâu và khép chặt miệng, lưỡi thì đánh lên hàm trên. Đồng thời lúc này thực hiện thót hậu môn.

Bước 3: Giữ tư thế khoảng 10 giây sau đó trở về tư thế ban đầu. Bạn nên tập 5 – 7 lần mỗi ngày.

Chúng tôi vừa hướng dẫn cho bạn 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ một cách chi tiết. Bạn phải tập luyện đều đặn mỗi ngày thì mới có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh trĩ nhẹ. Đối với các trường hợp nặng hơn thì phải sử dụng thêm thuốc đặc trị mới có thể giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Khi đã áp dụng thành công thì hãy hướng dẫn cho những người khác để có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Chúc sức khỏe mọi người!

Xem thêm: Phác đồ điều trị trĩ mới nhất, hiệu quả nhất [Cập nhật]

4 cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng bài thuốc dân gian

Rất nhiều mẹ thắc mắc rằng bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Câu trả lời Không. Tuy nhiên, các mẹ có thể khắc phục và làm suy giảm triệu chứng bệnh trĩ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình sao cho khoa học và hợp lý.

  • Cách chữa bệnh trĩ sau khi sinh bằng rau diếp cá

Rau diếp cá tính mát, giúp tiêu viêm hiệu quả. Mẹ có thể dùng ăn, uống nước hoặc xông hậu môn một thời gian là bệnh sẽ thuyên giảm.

Khi ăn: Các mẹ nhớ rửa sạch, ngâm nước muối loãng sau đó để ráo nước rồi ăn, có thể ăn kèm với cơm, thịt, nước canh chua. Các mẹ cũng có thể cho vào máy xay để ép lấy nước uống nếu không ăn được nhiều.

Nếu dùng rau diếp cá xông hậu môn thì các mẹ làm như sau: Rửa sạch rau diếp cá cho vào nồi nấu nước rồi xông hậu môn, khi nước nguội thì lấy rửa sau đó lấy bã diếp cá đắp vào vùng bị trĩ, kiên trì một thời gian bệnh sẽ khỏi hẳn.

  • Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá thiên lý non

Dùng 1 nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã nát, cho thêm 1 chút muối và 30ml nước ấm. Các mẹ chắt lấy nước rồi bỏ bã đi. Rửa sạch sẽ vùng hậu môn, lau khô bằng khăn mềm, dùng bông gòn thấm nước vừa giã vào vùng bị trĩ. 

Kiên trì với kinh nghiệm chữa bệnh trĩ sau khi sinh này một thời gian bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

  • Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá cây bỏng (hay cây sống đời)

Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam ăn sống hoặc sắc nước uống mỗi ngày. Nếu hậu môn bị lở do trĩ, các mẹ có thể dùng bồ kết đun nước rồi rửa nhẹ nhàng hậu môn sau đó đắp lá bỏng đã giã nát vào vùng lở đó.

Nếu đại tiện ra máu thì kết hợp 30g lá bỏng, nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá (mỗi loại 10g), trong đó ngải cứu và trắc bá các mẹ sao cháy lên. Cho tất cả các cây trên vào nồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.

  • Cách chữa bệnh trĩ sau khi sinh bằng cháo vừng đen

Nguyên liệu: 30g vừng đen xay nhuyễn, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 100g thịt heo nạc băm nhỏ.

Cách làm: Vo gạo cho sạch, đổ gạo, vừng đen và 250ml nước vào nấu kỹ, khi cháo gần nhừ thì tiếp tục cho thịt nạc băm vào tới khi cháo mềm, thịt vừa ăn là được.  Dùng cháo này 3 – 5 ngày/tuần. Mỗi ngày ăn khoảng 2 bữa là được.

Mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo tạm thời để làm giảm cơn đau khi mắc trĩ như:

  • Dùng nước ấm: Nước ấm sẽ kích thích tuần hoàn máu ở hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, làm các búi trĩ bớt sưng đau.
  • Dùng nước lạnh: Lấy khăn vải màn sạch thấm vào nước lạnh hoặc gói vào cục đá, chườm nhẹ nhàng lên vùng bị trĩ, đá lạnh sẽ giảm đau và làm chỗ sưng tấy xẹp xuống khi đi đại tiện.
  • Nằm nghiêng và ngồi bằng gối chữ O là tốt nhất để giảm đau khi bị lòi trĩ sau khi sinh: Khi ngồi lên gối chữ O hoặc nằm nghiêng sẽ làm giảm áp lực lên vùng bị trĩ, khiến mẹ không còn cảm giác sưng đau.

Tóm lại với thắc mắc bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không có thể khẳng định bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng thăm khám để sớm chữa dứt điểm căn bệnh này.

Nếu còn gì thắc mắc về bệnh trĩ hoặc các căn bệnh hậu môn trực tràng khác thì bạn hãy liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến trĩ sau sinh có tự khỏi không

mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh

kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh

bị trĩ sau sinh nên ăn gì

thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh

hình ảnh trĩ sau sinh

bị lòi trĩ sau sinh

thuốc điều trị trĩ sau sinh

thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ cho con bú